Trong số các ca nhiễm mới, có 13 ca nhập cảnh và 8.163 ca ghi nhận trong nước (giảm 288 ca so với ngày trước đó) tại 52 tỉnh, thành phố (có 3.705 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP Hồ Chí Minh (985 ca), An Giang (695 ca), Đồng Nai (674 ca), Bình Dương (623 ca), Đồng Tháp (382 ca), Bình Thuận (369 ca), Tây Ninh (332 ca), Sóc Trăng (299 ca), Vĩnh Long (288 ca), Tiền Giang (274 ca), Kiên Giang (274 ca), Bạc Liêu (273 ca), Cà Mau (243 ca), Đắk Lắk (228 ca), Khánh Hòa (209 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (204 ca), Bình Phước (184 ca), Cần Thơ (146 ca), Thái Bình (134 ca), Trà Vinh (134 ca), Bến Tre (98 ca), Long An (95 ca), Thừa Thiên Huế (93 ca), Hà Nội (88 ca), Hậu Giang (69 ca), Hà Giang (56 ca), Đắk Nông (52 ca), Thanh Hóa (47 ca), Phú Thọ (46 ca), Nghệ An (44 ca), Quảng Nam (43 ca), Bắc Giang (41 ca), Quảng Ngãi (39 ca), Ninh Thuận (37 ca), Quảng Ninh (37 ca), Nam Định (36 ca), Gia Lai (36 ca), Quảng Trị (35 ca), Bắc Ninh (32 ca), Bình Định (30 ca), Quảng Bình (29 ca), Tuyên Quang (27 ca), Hà Nam (21), Điện Biên (20 ca), Đà Nẵng (18 ca), Phú Yên (16 ca), Lạng Sơn (9 ca), Ninh Bình (9 ca), Thái Nguyên (4 ca), Cao Bằng (3 ca), Yên Bái (2 ca), Hà Tĩnh (1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Tây Ninh (giảm 261 ca), TP Hồ Chí Minh (giảm 255 ca), Bình Định (giảm 96 ca). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: An Giang (tăng 148 ca), Bình Thuận (tăng 104 ca), Đắk Lắk (tăng 102 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 8.248 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.026.522 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.418 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.021.493 ca, trong đó có 860.494 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP Hồ Chí Minh (447.428 ca), Bình Dương (243.497 ca), Đồng Nai (78.073 ca), Long An (36.536 ca), Tiền Giang (20.780 ca).
Trong ngày 14/11, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 5.257 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 863.311 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.947 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 13/11 đến 17 giờ 30 ngày 14/11, cả nước ghi nhận 64 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (22 ca), Kiên Giang (8 ca), An Giang (6 ca), Bình Dương (5 ca), Tiền Giang (5 ca), Tây Ninh (4 ca), Bình Thuận (2 ca), Cần Thơ (2 ca), Bạc Liêu (2 ca), Ninh Thuận (2 ca), Hà Nội (1 ca), Hà Giang (1 ca), Đắk Lắk (1 ca), Đồng Nai (1ca), Đồng Tháo (1 ca), Vĩnh Long (1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 79 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.082 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 143.454 xét nghiệm cho 220.703 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.030.280 mẫu cho 64.276.379 lượt người. Trong ngày 13/11, cả nước có 1.093.823 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 98.930.571 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64.322.087 liều, tiêm mũi 2 là 34.608.484 liều.
Trong ngày 14/11, ngành Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, nhất là những người về từ các địa bàn dịch cấp độ 3, 4; các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời các ổ dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ Y tế cũng đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với chuyên gia nhập cảnh Việt Nam làm việc dưới 14 ngày sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh dự kiến đề xuất sớm triển khai lại các khu cách ly quận, huyện và có thêm bệnh viện dã chiến sẵn sàng thu dung, điều trị trước tình hình F0 xu hướng tăng. Sở Y tế TP Hà Nội có văn bản đồng ý với đề xuất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội phương án rút khoảng cách giữa 2 mũi vaccine AstraZeneca về còn tối thiểu 4 tuần.