Thông tin các ca nhiễm mới trong đó có 17 ca nhập cảnh và 14.621 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.483 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 9.377 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP Hồ Chí Minh (1.216 ca), Hà Nội (980 ca), Tây Ninh (920 ca), Đồng Tháp (745 ca), Bến Tre (722 ca), Cà Mau (675 ca), Cần Thơ (669 ca), Khánh Hòa (590), Vĩnh Long (584), Bạc Liêu (563 ca), Sóc Trăng (524 ca), Trà Vinh (475 ca), Đà Nẵng (442 ca), Kiên Giang (384 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (381 ca), Bình Dương (375 ca), Tiền Giang (367 ca), Đồng Nai (366 ca), Thừa Thiên Huế (359 ca), Hậu Giang (338 ca), An Giang (319 ca), Đắk Lắk (315 ca), Bình Định (279 ca), Bình Thuận (256 ca), Lâm Đồng (194 ca), Bắc Ninh (189 ca), Hải Phòng (123 ca), Thanh Hóa (109 ca), Ninh Thuận (94 ca), Hà Giang (92 ca), Hưng Yên (92 ca), Phú Yên (82 ca), Long An (75 ca), Đắk Nông (74 ca), Quảng Nam (74 ca), Nghệ An (63 ca), Thái Nguyên (61 ca), Thái Bình (45 ca), Quảng Ngãi (44 ca), Hải Dương (42 ca), Quảng Trị (36 ca), Quảng Bình (36 ca), Nam Định (32 ca), Vĩnh Phúc (32 ca), Lạng Sơn (28 ca), Quảng Ninh (25 ca), Sơn La (21 ca), Phú Thọ (20 ca), Yên Bái (18 ca), Hà Tĩnh (15 ca), Hòa Bình (13 ca), Cao Bằng (12 ca), Tuyên Quang (10 ca), Hà Nam (10 ca), Bắc Giang (9 ca), Điện Biên (4 ca), Gia Lai (2 ca), Lai Châu (1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (giảm 1.164 ca), TP Hồ Chí Minh (giảm 225 ca), Khánh Hòa (giảm 204 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (tăng 432 ca), Đắk Lắk (tăng 315 ca), Đà Nẵng (tăng 256 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 14.833 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.413.051 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.332 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.407.655 ca, trong đó có 1.051.903 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (487.259 ca), Bình Dương (287.252 ca), Đồng Nai (92.246 ca), Long An (39.240 ca), Tây Ninh (38.696 ca).
Trong ngày 12/12, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 1.295 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.054.720 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.596 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 11/12 đến 17 giờ 30 ngày 12/12 ghi nhận 228 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (78 ca - trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến), Bình Dương (23 ca), An Giang (18 ca), Đồng Nai (17 ca), Tiền Giang (17 ca), Đồng Tháp (8 ca), Vĩnh Long (7 ca), Sóc Trăng (7 ca), Bạc Liêu (7 ca), Tây Ninh (7 ca), Long An (7 ca), Kiên Giang (7 ca), Cần Thơ (7 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (4 ca), Bến Tre (3 ca), Quảng Nam (3 ca), Trà Vinh (2 ca), Bình Thuận (2 ca), Bình Định (1 ca), Đắk Lắk (1 ca), Lâm Đồng (1 ca), Cà Mau (1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 226 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.839 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 135.827 xét nghiệm cho 170.009 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.871.982 mẫu cho 71.322.461 lượt người.
Trong ngày 12/12 có 304.775 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 132.266.442 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.832.161 liều, tiêm mũi 2 là 57.434.281 liều.
Ngày 12/12, Bộ Y tế xây dựng, ban hành kế hoạch Bảo đảm công tác y tế, phòng chống dịch COVID-19 phục vụ Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Bộ Y tế tiếp tục xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong là rất cấp thiết và để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 vừa an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế.