Dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng nhanh tại nhiều địa phương, trong đó chủng virus D2 chiếm ưu thế với khả năng gây sốc và biến chứng nặng. Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng khi Việt Nam bước vào chu kỳ dịch mới.
Thời gian qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh liên tục tiếp nhận các trường hợp người lớn trong độ tuổi từ 20 đến 33, mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Phần lớn bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng rất nặng, nhiều trường hợp để lại di chứng liệt hoàn toàn.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 7/2025, địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có hiện tượng lợn ốm, chết nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Ngày 11/7, đại diện Trung tâm Y tế khu vực Bố Trạch (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang tập trung triển khai các giải pháp dập ổ dịch sốt xuất huyết Dengue tại thôn Cù Lạc 1 (xã Phong Nha), không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trên diện rộng.
Chiều 11/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh đã đưa ra cảnh báo về tình hình sốt xuất huyết gia tăng hơn 153% so với cùng kỳ, đồng thời đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong.
Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.
TP Hồ Chí Minh ghi nhận trên 640 ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua, tăng 60,4% so với trung bình 4 tuần trước đó và đang có xu hướng tiếp tục tăng cao. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng sốc xuất huyết nặng.
Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai tích cực, hiệu quả công tác phòng, chống bệnh sởi.
Ngày 21/6, Bộ Y tế Campuchia thông báo, một người đàn ông 52 tuổi, đến từ tỉnh Svay Rieng, phía Đông Nam nước này, đã tử vong do virus cúm gia cầm H5N1. Đây là ca tử vong thứ năm ở người do chủng virus này được ghi nhận tại Campuchia, kể từ đầu năm đến nay.
Ngày 20/6, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, đến nay, 100% phường, xã, thị trấn đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, trong đó, có 228 phường, xã, thị trấn đã được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định công bố hết dịch và 45 phường, xã, thị trấn còn lại đang hoàn tất thủ tục, hướng đến công bố hết dịch trên địa bàn toàn Thành phố.
Chiều 20/6, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi tại thành phố giảm liên tục. Tuy tình hình dịch sởi đã được kiểm soát hoàn toàn, nguy cơ dịch quay trở lại vẫn luôn hiện hữu.
Ngày 19/6, PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong 3 tuần gần đây hầu như ngày nào tại khoa cũng tiếp nhận trẻ bị sốc xuất huyết nặng. Trong đó, có bệnh nhi phải truyền 10 lít máu vì bị chảy máu nhiều do xuất huyết.
Biến đổi khí hậu đang thúc đẩy sự gia tăng bệnh sốt rét ở châu Phi, đe dọa sinh mạng của hơn 500.000 người nếu không có hành động khẩn cấp. Đây là cảnh báo được Target Malaria - một tập đoàn nghiên cứu quốc tế phi lợi nhuận với mục tiêu cùng phát triển và chia sẻ các công nghệ di truyền mới để giúp kiểm soát bệnh sốt rét ở châu Phi, đưa ra ngày 16/6.
Ngày 17/6, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin: Số ca mắc COVID-19 tại Thành phố đang có xu hướng giảm. Đây được xem là tín hiệu tích cực, cho thấy TP Hồ Chí Minh đang từng bước kiểm soát hiệu quả làn sóng dịch mới, sau giai đoạn gia tăng từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế TP Hồ Chí Minh triển khai tháng cao điểm hành động, kêu gọi toàn dân và các tổ chức, đoàn thể cùng thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết Dengue.
Ngày 12/6, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, tại khu vực phía Nam ghi nhận sự gia tăng đáng kể các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, não mô cầu, sởi…
Mùa hè với thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, viêm não Nhật Bản, viêm não do não mô cầu, ho gà... Trước tình hình đó, ngành Y tế Nghệ An đã triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, đồng thời khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, không chủ quan trong công tác phòng dịch.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam nói chung đang tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Theo ghi nhận tại các bệnh viện nhi TP Hồ Chí Minh cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ em nhập viện trong tình trạng sốc SXH nặng, đe dọa tính mạng. Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác và chủ động phòng bệnh.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên cho biết, từ tháng 5/2025 tới nay, trên địa bàn tỉnh có 141 ca mắc COVID-19, riêng đầu tháng 6 có 52 ca.
Ngày 30/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin, số ca mắc COVID-19 đang tăng nhanh, đa số do biến thể NB.1.8.1. Thành phố chưa ghi nhận trường hợp nặng do COVID-19 đơn thuần nhưng đã có các trường hợp diễn tiến nặng trên cơ địa bệnh nền, trong đó ghi nhận 2 trường hợp tử vong.