Ninh Bình phát triển hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2023-2025

Tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.  

Mục tiêu của tỉnh là đến năm 202 số Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% tổng số HTXNN trên địa bàn tỉnh; có từ 40% chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh là HTXNN. Mỗi huyện xây dựng ít nhất 1 mô hình HTXNN điển hình hoạt động hiệu quả; ưu tiên HTXNN tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu (có lĩnh vực nổi trội về sản xuất nông nghiệp) trên địa bàn; doanh thu bình quân đạt từ 5 tỷ đồng/năm trở lên; phù hợp với điều kiện, yêu cầu sản xuất kinh doanh ở mỗi địa phương, ngành hàng. 

Chú thích ảnh
Vẽ trên gốm Bồ Bát, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN

Để đạt được kết quả đó, tỉnh đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp trong tâm: Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và người dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển HTXNN; Xây dựng mô hình HTXNN phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực, ngành hàng và địa phương; Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, thành viên HTXNN; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, liên kết sản xuất và xúc tiến thương mại; Đầu tư kết cấu hạ tầng cho sản xuất, tiêu thụ nông sản và chính sách đất đai; Về vốn, tín dụng và nguồn lực cho HTXNN; Công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ phát triển HTXNN.

Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phấn đấu có 5% HTXNN ứng dụng công nghệ cao, áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP), kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Phấn đấu 30% HTXNN có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; giá trị sản phẩm/ha canh tác tăng từ 10%, doanh thu tăng từ 20%. 

Tỉnh cũng chú trọng hàng năm tổ chức các chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông sản cho HTXNN trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu có ít nhất 30% cán bộ quản lý HTXNN (Ban giám đốc, thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát) được đào tạo nghề giám đốc HTXNN theo chương trình đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ít nhất 50% cán bộ quản lý HTXNN được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ trẻ, cán bộ nữ tham gia quản lý, điều hành HTXNN. 

PV
Đổi mới để nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác xã
Đổi mới để nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác xã

Ngày 20/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN