Tình trạng sạt lở tại nhiều khu vực bờ sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn đang diễn ra phức tạp, "nuốt" đất sản xuất nông nghiệp và đe dọa đời sống dân sinh của người dân, nhất là trong mùa mưa bão.
Nhiều hộ dân ở ấp Phước Bình, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh bức xúc phản ánh tình trạng nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn xã Suối Đá, xả nước thải gây tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại kênh Xa Cách trong nhiều năm, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Nhà máy xay xát lúa gạo Thanh Hải nằm trên địa bàn ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) chuyên sấy, xay lúa nên phát sinh rất nhiều bụi và phát ra tiếng ồn khá lớn. Điều này đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của hàng chục hộ dân ở khu vực lân cận trong suốt nhiều năm qua.
Bãi rác Trường Xuân (ở ấp 6B, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) “bỗng dưng” bốc cháy, kèm theo nhiều khói và mùi hôi khó chịu. Nhiều người dân ở gần khu vực này rất bức xúc vì suốt hơn 1 tháng qua, bãi rác cháy âm ỉ, chưa được dập tắt tuyệt đối, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi khói và mùi hôi.
Tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh chính sách hỗ trợ và đề ra mục tiêu đến hết năm 2024 hỗ trợ đưa từ 1.200 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn, tỉnh cần nguồn vốn khoảng 10.400 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 là hơn 5.550 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 4.934 tỷ đồng.
Ngày 17/2, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần cấp thoát nước Bình Phước Phạm Thị Loan cho biết: Thời gian qua, công ty nhận được phản ánh về việc nước sạch ở thành phố Đồng Xoài liên tục “đổi màu”, đóng cặn.
Huyện Ba Vì đã đưa nước sạch về “xã đảo” Minh Châu trước thềm Xuân mới Giáp Thìn, đánh một dấu mốc quan trọng trên “bản đồ” nước sạch của Hà Nội.
Trước thềm Tết Giáp Thìn năm 2024, người dân khu vực biên giới hai xã Tân Trạch và Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) hân hoan, phấn khởi đón nhận niềm vui lớn khi có điện lưới quốc gia sau nhiều năm chờ đợi.
Nhiều hộ dân tại thôn Phú Hưng, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) bất an với tình trạng sạt lở bờ sông Krông Nô, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh, các công trình công cộng và Quốc lộ 28 nằm gần khu vực này.
Khu tái định cư Tân Phước, thuộc phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đi vào hoạt động từ năm 2016 nhưng đến nay mới chỉ có 7 hộ dân xây dựng nhà và sinh sống.
Để đảm bảo nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản của người dân trong cao điểm mùa thu hoạch cà phê, đơn vị thi công đường giao thông từ Thôn 1 vào vùng đồng bào dân tộc Mông (thôn Năm Tầng, xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil) đến xã Cư K’nia (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) đã thực hiện việc san gạt, lu lèn đường.
Thanh Hóa hiện có 10 công ty nông, lâm nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại đất khác. Đáng lưu ý, nhiều năm qua, các nông, lâm trường được giao sử dụng diện tích đất đai rất lớn nhưng nhiều đơn vị lại quản lý không hiệu quả hoặc chuyển nhượng sai quy định. Trong khi đó, người dân lại thiếu đất ở và đất sản xuất ngay tại các thôn, bản có diện tích đất nông, lâm nghiệp do các công ty này quản lý.
Ngày 1/12, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long triển khai Chương trình "Tiếp cận nước uống an toàn cho hộ dân tại tỉnh Vĩnh Long" với hình thức hỗ trợ thiết bị lọc nước không thu phí.
Việc canh tác vườn cây ăn quả của nông dân ở ấp 2, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều khó khăn do nguồn nước tưới duy nhất dưới rạch Bà Trường bị ô nhiễm, màu nước đen kịt, bốc mùi hôi thối.
Năm 2019, UBND xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) và nhiều hộ dân ở địa phương đã cùng nhau đóng góp để xây dựng 2 cây cầu bê tông trên tuyến đường ven rạch Cả Đôi. Cầu đã hoàn thành từ lâu nhưng tuyến đường này vẫn chưa được xây dựng, người dân lưu thông, vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn.
Người dân các xã Tân Tiến, Tân Lợi, Tân Hòa (huyện Đồng Phú, Bình Phước) đều lo lắng, bất an khi cầu Long (nằm trên tuyến đường huyết mạch nối liền xã Tân Tiến với các xã) bị hư hỏng nặng và xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nguy hiểm.
Bờ sông An Lão, huyện Hoài Ân (Bình Định) đang bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của các hộ dân sinh sống dọc khu vực này.
Ngày 13/11, Tổ liên ngành lấy mẫu và kiểm nghiệm nhanh an toàn thực phẩm huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã phát hiện mẫu thực phẩm cá khoai (cá cháo) dương tính với phoóc môn thông qua phương pháp test nhanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại một số chợ trên địa bàn.
Nhờ sự vào cuộc của các sở, ngành, địa phương cùng nỗ lực của ngành Tài nguyên và Môi trường, các “điểm nóng”, “điểm đen” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản được kiểm soát chặt chẽ.
Từ đầu tháng 11/2023, một số người dân ở xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) thông qua các cơ quan báo chí và mạng xã hội, phản ánh việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhôm Lâm Đồng-TKV khai thác bô xít nhôm, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Qua tìm hiểu thực tế, phóng viên TTXVN xác định, toàn bộ người dân sinh sống trên khu vực đã được cung cấp nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Mẫu nước đã được cơ quan chức năng cung cấp kết quả phân tích.