Theo nghiên cứu nói trên, Địa Trung Hải dự kiến sẽ dâng lên thêm khoảng từ 90 cm đến 140 cm trước năm 2100, gây ngập lụt cho “thành phố nổi” Venice và nhiều khu vực khác. Nếu thực hiện một phép so sánh, trong khoảng 1.000 năm qua, mực nước biển chỉ dâng ở mức khoảng 30 cm.
Các nhà khoa học giải thích tốc độ nước biển dâng nhanh là do sự ấm lên toàn cầu và khí thải gây hiệu ứng nhà kính khiến nồng độ CO2 trong không khí gia tăng. Các mức nhiệt độ cao hơn khiến nước biển giãn nở. Ngoài ra, tan băng ở các vùng địa cực cũng là yếu tố góp phần khiến mực nước biển dâng lên.
Tổng cộng 33 khu vực ở khắp Italy sẽ đối mặt với nguy cơ bị chìm dưới biển nếu mực nước biển gia tăng đúng như dự báo.
Ngoài đường bờ biển Bắc Adriatic kéo dài từ Trieste đến Ravenna, những khu vực có nguy cơ khác bao gồm Versilia ở Vùng Tuscany, Fiumicino ở Vùng Lazio, những vùng đồng bằng xung quanh các sông Po, Fondi, Sele và Volturno, cùng với các đường bờ biển ở Catania, Cagliari và Oristano.
Nghiên cứu nói trên được tài trợ bởi ENEA, Cơ quan quốc gia của Italy về công nghệ mới, năng lượng và phát triển kinh tế bền vững, và vừa được đăng tải trên tạp chí “Quaternary International”.