Theo các chuyên gia của Savills, việc kết hợp các yếu tố xã hội vào chiến lược kinh doanh bất động sản là một bước đi thông minh.
Kể từ đầu tháng 3, Chính phủ và các bộ, ngành có hàng loạt động thái quyết liệt, thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản theo hướng bền vững.
Đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố về Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021 - 2030 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. Sau một giai đoạn tăng trưởng “nóng”, thị trường đang giảm tốc với nhiều dự án triển khai dang dở, chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Các chuyên gia kỳ vọng, sự phát triển của các điểm đến ven biển là một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình khôi phục, phát triển thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bền vững.
Theo các chuyên gia bất động sản, sắp tới thị trường bất động sản sẽ phục hồi dần dần khi lãi suất ngân hàng được chỉnh giảm, room ngân hàng được nới rộng, các vướng mắc pháp lý được tháo gỡ… Một khi các giải pháp trên được tháo gỡ sát với thực tế, người lao động sẽ tiếp cận được những căn nhà mơ ước và giúp thị trường bất động sản ấm trở lại.
Tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, khiến người trẻ phải “thắt lưng buộc bụng” để chăm lo cuộc sống. Chưa kể, gần đây lãi suất ngân hàng được điều chỉnh tăng đáng kể khiến những người đã vay tiền mua nhà càng trở nên chật vật. Giấc mơ an cư lập nghiệp với ngôi nhà nhỏ ở đô thị như TP Hồ Chí Minh càng khó khăn với những người trẻ nếu không phấn đấu và nỗ lực hơn nữa.
Theo các chuyên gia bất động sản, do cạn kiệt nguồn lực tài chính, nhiều công ty bất động sản đang phải tái cơ cấu và liên tục thực hiện chính sách cắt giảm hàng ngàn nhân sự bất động sản. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bất động sản còn đối mặt với nguy cơ đóng cửa do không ra được hàng (nhà ở, đất nền) trong một thời gian dài.
Từ đầu năm đến nay, tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tràn ngập các thông tin rao bán bất động để rút vốn, cắt lỗ. Nguyên nhân của tình trạng này là do lãi suất cho vay tăng, trong khi đó phần lớn các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính, thị trường đóng băng khiến kinh doanh thua lỗ.
Chưa bao giờ, ngành bất động sản tại Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh rơi vào tình cảnh khó khăn, lao đao và trầm lắng như thời gian qua. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu xuất phát từ việc dòng tiền đầu tư bị thắt chặt, kéo theo thực trạng thanh khoản bị sụt giảm khiến nhiều nhà đầu tư phải “bán đổ bán tháo” các dự án để tránh thua lỗ, nhân sự bị cắt giảm vì không có việc để làm.
Trong quý đầu của năm 2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 766 triệu USD, chiếm gần 14,1% tổng vốn đầu tư đăng ký; đứng sau ngành dẫn đầu là công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư đạt gần 4 tỷ USD, chiếm 73% tổng vốn đầu tư.
Hàng loạt câu chuyện tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân trong chính dự án từ chỗ đỗ xe, phí bảo trì, thời hạn bàn giao nhà hay tình huống “bán nhà trên giấy” lừa đảo khách hàng, hoặc “cơm không lành canh chẳng ngọt” trong mối duyên giữa chủ đầu tư và khách hàng mua condotel... luôn gây nóng dư luận suốt thời gian qua.
Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao; Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp ngắn, trung và dài hạn nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Mục tiêu cụ thể đặt ra là đến năm 2023, phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 cùng một số luật liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý cho thị trường bất động sản.
Xuất phát từ nhu cầu cao về nhà ở tại trung tâm đô thị của cả nước, Hà Nội đã có hàng nghìn dự án bất động sản, xây dựng đô thị, nhà ở được triển khai xây dựng, theo kiểu trăm hoa đua nở. Sự phát triển nóng của các dự án bất động sản đô thị tại Hà Nội thời gian qua đã để lại nhiều hậu quả. Trong đó, dễ nhìn thấy nhất là các vụ tranh chấp, khiếu kiện giữa chủ đầu tư và người dân kéo dài nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
Những mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng tại thành phố Đà Nẵng dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu kiện đông người, phức tạp kéo dài đã và đang diễn ra.
Hoạt động kinh doanh bất động sản đòi hỏi một nguồn vốn lớn nhưng luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư bởi nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 1/4, khoảng 180 doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản đã tham dự “Hội thảo Bất động sản Việt Nam: Hiểu rõ thị trường bất động sản Việt Nam trong 3 giờ” ở thủ đô Tokyo.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn được dự báo tiếp tục khó khăn, ngày 27/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản số 178/TTg-CN về việc thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản.
Theo tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, từ ngày 27/3 đến 11/5/2023, trên địa bàn Hà Nội có 2 dự án nhà ở xã hội triển khai tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua và thuê với tổng số 357 căn hộ.
Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được nhiều chuyên gia góp ý chính là việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư, để người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn...
Trong dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54, TP Hồ Chí Minh đã tập kiến nghị nhiều cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở xã hội cho người lao động như cho phép Thành phố sắp xếp lại các dự án nhà ở xã hội trong dự án thương mại, bổ sung các quỹ đất khác để phát triển nhà ở xã hội…
Trong quý đầu của năm 2023, thị trường bán lẻ tại Hà Nội vẫn thu hút được sự quan tâm lớn đến từ nhiều nhãn hàng ở các lĩnh vực khác nhau. Nhu cầu mở rộng mặt bằng tại khu vực trung tâm Hà Nội đã có sự gia tăng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, khách thuê hiện nay có xu hướng khắt khe hơn khi lựa chọn mặt bằng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động cao nhất.