Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết đang khẩn trương rà soát 17 dự án nhà ở thương mại gặp vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ hồng), do chưa xác định rõ nghĩa vụ tài chính phát sinh từ phần quỹ nhà tái định cư mà thành phố không còn nhu cầu mua lại.
Năm 2022 là một năm đầy biến động và thách thức của ngành bất động sản nhà ở cả nước và đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh.
Sang năm 2023, nhiều người hy vọng giá chung cư tại các thành phố sẽ giảm, song theo dự báo của các chuyên gia, điều này là rất khó, thậm chí dù "chững" lại nhưng giá có thể vẫn sẽ tăng trong thời gian tới.
Báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho biết, thị trường BĐS Hà Nội sẽ không có nhiều biến động trong vài tháng tới, nguồn cung nhà ở tiếp tục khan hiếm. Trong khi đó, các dự án nhà ở liền kề có giá lên tới 400 triệu/m2 gần như không có giao dịch…
Thông tin rao bán “cắt lỗ”, câu chuyện bất động sản (BĐS) đã chạm “đáy” chưa và nên “bắt đáy” BĐS vào thời điểm nào... đang nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, người có nhu cầu mua nhà để ở ngay từ những ngày đầu năm.
Các chuyên gia của Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam (C&W) nhận xét, hiện thị trường căn hộ tại Hà Nội đang hướng tới nhu cầu mua ở thực.
Năm 2023 được đánh giá là năm bắt đầu giai đoạn phục hồi của thị trường bất động sản. Mặc dù vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn nhưng các chuyên gia khuyến nghị, nếu nhà đầu tư tham gia thị trường đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để lựa chọn được bất động sản mang giá trị thực sự thì vẫn thành công, thu hoạch "trái ngọt".
Nhận diện khó khăn, vướng mắc, nút thắt cần tháo gỡ cũng như xu hướng, triển vọng phát triển của thị trường bất động sản năm 2023 là chủ đề chính của tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 13/1 với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, luận bàn về nội dung này.
Làm nhà ở xã hội hiện nay "nhiêu khê hơn, phức tạp hơn, gian khổ hơn, khó hơn làm nhà ở thương mại. Làm nhà ở thương mại khó 1, nhà ở xã hội khó 3", chia sẻ này được Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu nêu lên tại Tọa đàm "Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 13/1.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong bối cảnh thị trường nhà ở tại Hàn Quốc đang bước vào giai đoạn trì trệ, chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Hàn Quốc cũng đang có nhiều thay đổi. Trong số đó, các công ty xây dựng lớn như GS E&C, Daewoo E&C, Lotte E&C đã "chấm" Việt Nam, chọn đây là nơi đầu tiên trong công cuộc khai phá thị trường nước ngoài năm 2023.
Năm 2023, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra nhiều vấn đề nổi cộm, được dư luận quan tâm trong thời gian qua; trong đó, có hoạt động kinh doanh bất động sản với việc nhiều chủ đầu tư bán hàng không công bố thông tin, bán hàng khi chưa đủ điều kiện… Trong năm 2022, thanh tra Bộ Xây dựng đã kiến nghị xử lý về kinh tế số tiền 181,186 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua và được đánh giá là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp trong nước năm 2023.
Dòng vốn bị "tắc nghẽn", tác động của suy thoái kinh tế và các chồng chéo trong thủ tục đầu tư... đã gây ảnh hưởng lớn và thay đổi cục diện thị trường bất động sản (BĐS) năm qua.
Kể từ cuối quý II/2022 đến nay, thị trường bất động sản dần lao dốc và rơi vào trạng thái “ngủ đông” vì bị ảnh hưởng bởi những chính sách thắt chặt tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cùng nhiều lý do khác... Hệ quả của thực trạng trên là hàng loạt công ty, sàn môi giới phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động.
Chiều 3/1, tại Hà Nội, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức hội thảo "Bắt mạch thị trường bất động sản Việt Nam và dự báo năm 2023" với nhận định của nhiều chuyên gia rằng 6 tháng tới sẽ là thời cơ "vàng" để đầu tư bất động sản.
Kết thúc năm 2022, thị trường bất động sản 2022 được nhận định là duy trì giai đoạn khó khăn kéo dài với nhiều thách thức phải đối mặt như nguồn vốn hạn hẹp, giá bán đã tăng quá cao và biến động của nhân sự khi thị trường gặp khó.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng năm 2022 đạt khoảng 8-8,5%, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế vượt kế hoạch 6-6,5% của Chính phủ đã đề ra.
Năm 2023, theo kế hoạch, Quốc hội sẽ thông qua các đạo luật cơ bản liên quan đến thị trường bất động sản như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…
Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam (VNREA) ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu mốc quan trọng tiếp tục khẳng định vị thế đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp BĐS Việt Nam, gửi gắm thông điệp mang nhiều ý nghĩa trên hành trình chuyển dịch bước sang giai đoạn phát triển mới.
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để giúp cho doanh nghiệp và người mua nhà được vay vốn ngân hàng.
Thị trường bất động sản cả nước hiện đang gặp nhiều khó khăn; trong đó, những “vướng mắc” về pháp lý chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không kịp thời xử lý hiệu quả có thể dẫn tới suy thoái, tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Do vậy, cần thiết phải đồng bộ nhiều giải pháp giúp cho doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn và hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, tăng trưởng theo hướng lành mạnh, an toàn, bền vững.