Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết đang khẩn trương rà soát 17 dự án nhà ở thương mại gặp vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ hồng), do chưa xác định rõ nghĩa vụ tài chính phát sinh từ phần quỹ nhà tái định cư mà thành phố không còn nhu cầu mua lại.
Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở năm 2014 được Bộ Xây dựng lấy ý kiến công khai rộng rãi thời gian qua; trong đó có nội dung quản lý, sử dụng vận hành nhà chung cư cũng như hoạt động cải tạo xây dựng lại nhà chung cư. Đây chính là nội dung được đề cập đến trong hội thảo “Giải pháp cải tạo chung cư cũ và quản lý, vận hành nhà chung cư” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) và Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội phối hợp tổ chức sáng 20/12.
Năm 2023, thị trường bất động sản Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Dưới góc độ chuyên gia, ông Trần Kim Chung - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã khuyến cáo 3 kịch bản và 5 rủi ro cho thị trường bất động sản 2023.
Tại Hà Nội, hiện mức độ quan tâm của khách hàng đối với phân khúc căn hộ chung cư đã giảm nhẹ so với đầu năm nhưng giá bán vẫn tiếp tục tăng ở phân khúc trung cấp. Dẫn đầu là phân khúc trung cấp tăng mạnh nhất với 13%, cao cấp tăng 7% và bình dân tăng 2%.
Tại diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 15/12 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam đã phát triển nhanh, tác động nhiều ngành nghề và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển về kinh tế xã hội.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, các bộ ngành, địa phương rà soát để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang triển khai để tạo nguồn cung cho thị trường.
Trong những tháng cuối năm 2022, nguồn cung bất động sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có xu hướng giảm rõ rệt, giao dịch cũng trở nên trầm lắng.
Không như kỳ vọng, thị trường bất động sản 2022 có đợt "sóng" vào những tháng đầu năm nhưng sau đó đã gặp phải những khó khăn dồn dập. Điều này khiến nhiều người lo lắng về những khó khăn của thị trường liệu có "nối dài". Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng của thị trường khi cánh cửa 2022 đang dần khép lại để chào đón năm mới 2023.
Thị trường bất động sản là một trong những nền tảng của nhiều nền kinh tế trên thế giới, là nhân tố góp phần huy động vốn đầu tư, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước, mở rộng các thị trường, góp phần ổn định kinh tế - xã hội.
Theo giới phân tích, dù đang chìm trong khó khăn, nhưng đối với ngành xây dựng và vật liệu, đầu tư công sẽ là điểm sáng trong năm 2023, bù đắp phần nào cho sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản nhà ở.
Theo các chuyên gia, quyết định nới "room" tín dụng lên mức 15,5 - 16% cho toàn hệ thống của Ngân hàng Nhà nước sẽ có tác động tích cực về mặt tâm lý đối với thị trường bất động sản.
Các chuyên gia nhận định, luồng tiền những tháng cuối năm không có khởi sắc đột biến trong khi tín dụng bất động sản chủ yếu là dài hạn, số tiền huy động lớn với đặc tính huy động vốn của các ngân hàng thường là ngắn hạn.
Các chuyên gia nhận định, năm 2023, một số chính sách mới liên quan khung giá đất, đánh thuế bất động sản, hồ sơ chào bán, pháp lý dự án... dự báo sẽ mang đến những tác động lớn với thị trường bất động sản.
Các chuyên gia dự báo, nền kinh tế và tài chính của Việt Nam trong thời gian tới cũng bị tác động rất lớn bởi những ảnh hưởng của biến động trên thế giới như lạm phát, tỷ giá hối đoái, tình hình khan hiếm của xăng dầu và bất ổn chính trị - xã hội ở nhiều quốc gia.
Vào thời điểm thị trường có biến động về giá, nhiều người băn khăn liệu có nên đầu tư bất động sản để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt để đầu tư là khi sản phẩm đầy đủ về pháp lý với mức giá hợp lý. Nếu mức giá vẫn cao so với tương quan các dự án xung quanh thì nhà đầu tư có thể chờ đợi các nguồn cung sơ cấp mới đưa ra thị trường.
Những khó khăn, thách thức đối với thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2022 có thể kéo dài sang năm 2023, cho đến khi các vướng mắc về hành lang pháp lý, “điểm nghẽn” vốn và nguồn cung các dự án được khơi thông.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện còn 838 địa điểm nhà thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trụ sở làm việc và các mục đích khác không phải để ở (gọi là quỹ nhà chuyên dùng).
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Quyết định số 1056/QĐ-BXD về Kế hoạch thanh tra năm 2023 của Bộ Xây dựng. Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thực hiện một số cuộc thanh tra về quản lý hoạt động xây dựng tại một số dự án do bộ (ngành) làm chủ đầu tư.
Theo số liệu thống kê của Công ty Savills Việt Nam, chỉ số giá bất động sản nhà ở và văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có xu hướng gia tăng.
Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua gần như “bất động” trước động thái “ghìm cương” cho vay BĐS cùng với ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia BĐS cho rằng, đây chính là cơ hội để “thanh lọc” thị trường BĐS, doanh nghiệp nào thích ứng nhanh sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển.
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần nâng lãi suất và tăng trần lãi suất tiền gửi. Trong lần điều chỉnh cuối ngày 24/10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nâng các loại lãi suất điều hành thêm 1%/năm nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tiền tệ.