Những sắc màu văn hóa Hòa Bình

Chúng tôi lên Hòa Bình tham dự Tuần Văn hóa, Du lịch trên mảnh đất cửa ngõ Đông Bắc có bề dày truyền thống, nhiều cảnh đẹp, giàu bản sắc này.

Chú thích ảnh
Trưng bày ảnh tại Liên hoan ảnh nghệ thuật "Hòa Bình - Đất nước, con người".

“Hòa Bình - Miền đất sử thi” là tên gọi đêm khai mạc diễn ra trên quảng trường Hòa Bình, với nhiều màn trình diễn đặc sắc, có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng, các đoàn nghệ thuật, các nghệ nhân từ các địa phương trong tỉnh, đông đảo du khách gần xa.

Cũng tại đây, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Du lịch ( 6 - 10/12/2019), còn có các hoạt động khác: Liên hoan ảnh nghệ thuật với chủ đề “Hoà Bình - Đất nước, con người”; Chương trình Liên hoan ẩm thực và trình diễn nghề truyền thống có sự tham gia của 11 làng nghề, với hơn 40 gian hàng. Các nghệ nhân ẩm thực dân gian chế biến và trình diễn các món ăn đặc sắc của dân tộc Mường, tạo nên một mâm cỗ lá theo truyền thống dân tộc Mường.

Đêm Chung kết cuộc thi người đẹp xứ Mường, 25 thí sinh tham gia các phần thi trình diễn trang phục dân tộc Mường, trang phục dạ hội, thi thuyết trình và thi ứng xử đoạt danh hiệu Người đẹp xứ Mường cũng được tổ chức tại đây.

Chú thích ảnh
Rực rỡ sắc màu các dân tộc Hòa Bình.

Về xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, chúng tôi được chứng kiến lễ hội với nhiều màu sắc văn hóa ở một Mường cổ nổi tiếng. Gần một trăm hộ người dân tộc Mường quần tụ sinh sống trên mảnh đất giữa lòng Mường Bi này qua nhiều thế hệ đã luôn giữ gìn những nét riêng độc đáo trong đời sống vật chất và tinh thần của mình. Xóm Lũy Ải từ nhiều năm nay là một điểm hấp dẫn du khách đến tìm hiểu vẻ đẹp trong phong tục truyền thống của dân tộc Mường ở vùng này.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Nhiều hiện vật quý được trưng bày.

Trong Tuần Văn hóa, du lịch, tại xóm Lũy Ải tổ chức Không gian trưng bày, trình diễn di sản văn hóa tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình; trưng bày ảnh, tư liệu, hiện vật bảo tàng với chủ đề: Di sản văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình; trình diễn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc Mông, Thái, Tày, Dao và Mường. Cũng tại đây, một số gia đình tổ chức trình diễn nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, làm cơm lam và làm rượu cần.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Trình diễn nghề truyền thống.

Chúng tôi cũng đã tham dự chương trình giới thiệu Di sản khoa học tại Công viên Di sản các Nhà khoa học Việt Nam tại huyện Cao Phong, nơi đang lưu giữ các hồ sơ, hiện vật của trên 1.800 nhà khoa học tiêu biểu của Việt Nam. Các gian trưng bày tại đây trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Du lịch đã thu hút người xem; một nét đẹp trong sự giao thoa giữa các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Du lịch còn có các chương trình du lịch trên Hồ Hòa Bình, tổ chức cho khách tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa tại khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình; chương trình tham quan các điểm du lịch cộng đồng và tham dự phiên chợ cuối tuần tại Pà Cò, Mai Châu và một số hoạt động khác.

Chú thích ảnh
Xe thư viện lưu động mang sách đến cho trẻ em.
Chú thích ảnh
Du khách ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ khi tham quan Hòa Bình.
Bài và ảnh: Trần Mai Hưởng
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Ninh Bình
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Ninh Bình

Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, dân số khoảng 15 vạn, trong đó người Mường chiếm 17%. Đồng bào Mường ở Nho Quan sinh sống thành làng bản, tập trung ở các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long và rải rác xen kẽ ở 6 xã: Quảng Lạc, Văn Phương, Yên Quang, Thạch Bình, Xích Thổ, Gia Sơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN