Ông Trần Như Tô, một thành viên của câu lạc bộ cho biết: Năm 2007 kết thúc nhiệm kỳ công tác ở nước ngoài, ông đem luôn chiếc xe đạp cổ đã gắn bó với ông từ bên Pháp về. Ông mê xe đến mức ông chỉ sử dụng xe đạp đi làm, Ông nói chơi xe đạp cổ là niềm vui hoài cổ với người già, vừa để đạp xe thể dục luyện tập giữ gìn sức khỏe. Đến nay ông Tô sưu tầm gần chục xe đạp nữa.
Những người yêu xe đạp cổ say sưa bàn tán, chia sẻ kinh nghiệm |
Ông Nguyễn Kim Thắng tâm sự ngày xưa cuộc sống của mỗi gia đình đều in dấu trên chiếc xe đạp. Ông bảo nếu nhà ai có chiếc xe Peugeot cá vàng, cổ ngắn, lốp béo thì giá trị tương đương nhiều cây vàng. |
Để đánh giá một chiếc xe đạp cổ có nhiều tiêu chí. Nhưng nhìn chung khung xe phải còn đẹp và gin theo thời gian. Đặc biệt khung xe sơn lại sẽ không còn giá trị sưu tầm. |
Chơi xe đạp cổ cũng có nhiều nỗi gian truân, không phải cứ có nhiều tiền là có thể chơi được. Muốn có được chiếc xe đạp cổ nguyên bản, người chơi phải chịu khó lặn lội tìm kiếm đến từng chi tiết, từ chiếc yên xe, chiếc chuông, đôi vành xe…đến con ốc vít. |
Có chi tiết độc lạ không tìm thấy ở Việt Nam, các thành viên phải đặt từ bên Pháp gửi về. Mua cả chiếc xe có khi chỉ để láy chiếc yên hay lốp xe.. |
Các phụ tùng theo xe đều phải còn nguyên bản và càng mới thì càng đắt. Đèn, đũa, ghi đông, bao tay, pe- đan, gác - đờ - bu... tất cả những phụ tùng đó đều phải còn mới đẹp. Tổng thể mới tạo nên được một chiếc xe đẹp |
Giá phụ tùng xe cổ cực kỳ đắt: Một đôi vành nhôm có giá tới 4-5 triệu đồng, một cặp lốp giá vài triệu đồng, một đùi đĩa giá cũng cả triệu đồng, đôi pê - đan giá vài triệu đồng... |
Chợ dù chỉ họp thời gian ngắn nhưng đem lại rất nhiều những kinh nghiệm quý báu cho những người yêu xe đạp cổ. |