Thiên táng là tục lệ mai táng lâu đời ở Tây Tạng, nơi xác người quá cố được để lộ thiên làm mồi cho những đàn chim kền kền. Đa số người Tây Tạng và nhiều người Mông Cổ tại đây theo Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana), tin vào sự đầu thai của các linh hồn. Vì thế họ cho rằng không cần thiết phải bảo quản xác người chết, khi đó chỉ còn là một "con thuyền trống" vì linh hồn đã đầu thai vào một thể xác khác.
Nhà sư Tây Tạng (lạt ma) đi qua đàn kền kền sau một nghi lễ thiên táng.
|
Kền kền là loài chim ăn xác, vì thế nguồn thức ăn nuôi chúng tại đây không chỉ là xác động vật... |
...mà còn là thi thể của những người quá cố ở địa phương.
|
Việc hiến xác cho kền kền được cho điều tốt đẹp bởi nó giúp cứu mạng những loài động vật nhỏ bé, có thể trở thành mồi của kền kền khi chúng bị đói.
|
Xác người chết được bỏ lại trong Tháp Im Lặng làm bằng đá này, nam nữ đặt riêng.
|
Những ngày sau đó, các nhà sư sẽ làm lễ tụng kinh và đốt hương cây bách xù quanh thi thể người quá cố.
|
Rùng rợn nhất là sau đó thi thể sẽ được các lạt ma hoặc rogyapa (đồ tể) chặt thành nhiều khúc, mục đích là để cho linh hồn dễ siêu thoát.
|
Những cây hương bách xù được đốt để gọi kền kền đến rỉa xác.
|
Rất khó tìm hiểu chính xác về tục thiên táng ở Tây Tạng, nhưng một số câu chuyện cho rằng, xương người còn lại sẽ bị đập nát bằng búa, rồi trộn với tsampa (bột lúa mạch với sữa) để cho quạ và diều hâu ăn.
|
T.H (
Theo D.M)