Nhọc nhằn nghề hầm than ở Cà Mau

Nghề hầm than đước truyền thống tại Cà Mau hiện còn ở huyện Ngọc Hiển, nhưng số lượng đã giảm rất nhiều so với những năm trước đây.

Nghề hầm than ở Cà Mau ngày nay sử dụng nguyên liệu là gỗ đước, nhưng là các loại gỗ tận thu như chang đước, gốc đước.


Hiện nay, việc sản xuất than đước để xuất khẩu gặp khó khăn, nên các lò hầm than ở đây chỉ sản xuất để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Cùng với đó, đời sống xã hội ngày càng phát triển, người dân hầu hết đều sử dụng gas thay than đước truyền thống nên cuộc sống của những lao động bám trụ với nghề hầm than cũng ngày càng bấp bênh.


Vận chuyển gỗ từ tàu lên các hầm than.


Nguyên vật liệu gỗ phục vụ việc chế biến than.

Sơ chế gỗ đước trước khi cho vào lò hầm.


Dù hầm than là công việc vất vả, độc hại nhưng vì mưu sinh, nhiều chị em phụ nữ cũng tham gia lao động tại các hầm than.


Lao động trong hầm than tuy đơn giản nhưng rất nặng nhọc.



Phân loại than sau khi ra lò.


Trẻ em vùng làm nghề hầm than ở Ngọc Hiển.

Trải qua hàng trăm năm thăng trầm, nghề hầm than vẫn là một trong những nghề truyền thống tại Cà Mau vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Hiện nay, nghề hầm than đang được khôi phục dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cấp chính quyền và ngành chức năng trong việc khai thác và sử dụng nguyên liệu đước.

Chùm ảnh: Huỳnh Thế Anh (TTXVN)
Người lao động nhọc nhằn dưới nắng đổ lửa
Người lao động nhọc nhằn dưới nắng đổ lửa

Thời tiết nắng nóng, oi bức kéo dài đã ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc của người dân, đặc biệt là những người lao động phải làm việc ở ngoài trời.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN