Đi các tuyến phố Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Đường, Hàng Bè, Mã Mây, Hàng Cá, Hàng Ngang… đâu đâu cũng có mùi đốt vàng mã và kéo theo đó là những làn khói như sương mù, làm ô nhiễm không khí, gây khó chịu cho người đi đường và cả hàng xóm xung quanh.
Nhằm tỏ lòng thành kính, báo hiếu cha mẹ, người dân sắm sửa rất nhiều mũ áo, giày dép, tiền vàng... để cúng.
Nhiều người cho rằng, càng cúng nhiều, đốt nhiều vàng mã thì sẽ càng được "các ngài" phù hộ độ trì, làm ăn phát đạt. Vì vậy, họ đua nhau sắm đồ mã để đốt.
Người dân hóa vàng không xa một chiếc xe máy. Nguy cơ hỏa hoạn rất cao.
Nhà phố cổ nhỏ, không có chỗ đốt nên phải mang ra vỉa hè. Tàn nhang bay lung tung khi có cơn gió thổi qua.
Có nhiều người thiếu ý thức không dọn dẹp ngay gây mất mỹ quan đô thị.
Khói cùng tàn vàng mã bay khắp nơi rất nguy hiểm nếu rơi vào khu hàng hóa hoặc xe máy là những nơi rất dễ bắt lửa..
Số tiền tiêu tốn cho mua vàng mã không phải là nhỏ. Gia đình bình thường tồn chừng 50-60 nghìn, nhà nào đầu tư hơn thì 200-300 nghìn và cũng có nhà tốn đến hàng triệu đồng.
Lực lượng PCCC khuyến cáo, các gia đình khi đốt vàng mã cần tìm một không gian rộng rãi, nhất thiết phải tránh xa chỗ đặt bình gas, xe ôtô hoặc xe máy.
Trước khi đốt phải chuẩn bị một xô nước để khi đốt xong phải dập lửa và hót tàn tro đi ngay.
Việc giữ gìn tập tục truyền thống dân tộc là rất tốt, nhưng không nên lạm dụng dẫn đến làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm nếu thiếu cẩn thận khi hóa vàng.
Trong lúc người dân xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng hóa vàng khi tảo mộ nhân ngày thanh minh, lửa bén vào cỏ khô trong vườn đồi nghĩa trang, khiến hàng ngàn m2 bốc cháy.