Ngư dân Indonesia phát hiện kho báu của vương triều biến mất bí ẩn

Ngư dân Indonesia trong 5 năm qua đã phát hiện số kho báu trị giá hàng triệu USD được cho thuộc vương quốc cổ đại được mệnh danh là “Đảo Vàng” dọc sông Musi.

Chú thích ảnh
Trang sức được chế tác khá cầu kỳ. Ảnh: Daily Mail

Tờ Guardian (Anh) cho biết các nhà khám phá đã cố gắng tìm kiếm những gì thuộc về vương triều Srivijaya sau khi biến mất khỏi lịch sử vào khoảng thế kỷ thứ 14 một cách đột ngột. Dường như những cổ vật thuộc về Srivijaya đã được phát hiện bởi đội ngũ người đánh cá địa phương trên sông Musi gần Palembang thuộc đảo Sumatra của Indonesia.

Những cổ vật họ phát hiện được khá đa dạng, từ bức tượng Phật từ thế kỷ 8 nạm đá quý đến nhiều trang sức.

Chú thích ảnh
Bức tượng Phật có từ thế kỷ thứ 8 đính đá quý. Ảnh: Daily Mail

 

Chú thích ảnh
Đồ trang trí cao 21,5 cm hình người cưỡi trâu. Ảnh: Daily Mail
Chú thích ảnh
Nhẫn vàng đính đá quý. Ảnh: Ảnh: Daily Mail
Chú thích ảnh
Nhẫn vàng, đồng xu vàng có từ thời Srivijaya được tìm thấy ở sông Musi. Ảnh: Daily Mail
Chú thích ảnh
Con dấu đá quý từ thời Srivijayan. Ảnh: Daily Mail
Chú thích ảnh
Đồ trang sức đá quý. Ảnh: Daily Mail

Tiến sĩ Sean Kingsley, một nhà khảo cổ học người Anh cho biết: “Trong 5 năm qua, nhiều thứ đã được phát hiện. Trong đó có đồng xu từ nhiều thời kỳ, tượng vàng và tượng Phật, đá quý… Có tất cả những thứ bạn có thể đọc được trong ‘Thủy thủ Sinbad’ và cho rằng nó là viễn tưởng. Tuy nhiên đó là điều thật”.

Ông cũng đề cập đến nhiều bằng chứng rằng vương triều Srivijaya là “thế giới nước” với người dân sinh sống trên sông và các dữ liệu cổ xưa ghi nhận: “Khi nền văn minh đi đến hồi kết, những ngôi nhà gỗ, cung điện và đền thờ của vương triều Srivijaya đều chìm xuống nước”.

Ông Kingsley nhấn mạnh rằng trong thời kỳ hoàng kim, vương triều Srivijaya kiểm soát huyết mạch của “Con đường tơ lụa hàng hải” với hàng hóa địa phương, Trung Quốc và Arab được giao dịch.

Ông chia sẻ: “Trong hơn 300 năm, những người lãnh đạo Srivijaya đã cai quản tuyến đường thương mại giữa Trung Đông và Trung Quốc. Srivijaya trở thành trung điểm của những hàng hóa tuyệt phẩm nhất thời kỳ đó. Lãnh đạo vương triều này đã thu về nhiều của cải”.

Tuy nhiên đến nay, nguyên nhân khiến vương triều này sụp đổ vẫn chưa được làm rõ.

Hà Linh/Báo Tin tức
Phát hiện các bức phù điêu khổng lồ và xưởng sản xuất rượu 2.700 năm tuổi tại Iraq
Phát hiện các bức phù điêu khổng lồ và xưởng sản xuất rượu 2.700 năm tuổi tại Iraq

Ngày 24/10, các nhà khảo cổ ở Iraq thông báo đã phát hiện một xưởng sản xuất rượu rộng lớn cùng những bức phù điêu tuyệt đẹp được chạm khắc trên đá có từ thời những vị vua Assyria cách đây 2.700 năm. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN