Nạn nhân da cam Việt Nam qua ống kính Mỹ

Thời điểm lính Mỹ rải thuốc diệt cỏ có chứa chất độc màu da cam dioxin xuống Việt Nam đã trôi qua chừng nửa thế kỷ tuy nhiên hậu quả của nó vẫn kéo dài đến tận ngày nay, cướp đi cơ hội làm người bình thường của hơn 150.000 đứa trẻ.

Được truyền cảm hứng qua những lời kể của người chú vốn là một cựu binh tham chiến tại Việt Nam những năm 1960, nhiếp ảnh gia người Mỹ Brian Dricscoll đã vượt qua khoảng cách địa lý xa xôi tìm đến dải đất hình chữ S để tận mắt thấy những mảnh đời đang vật lộn vì di chứng chất độc màu da cam.

Hai anh em trông một gia đình ở Hải Phòng đều bị co rút người và chậm phát triển. Ở độ tuổi 14, 15, thay vì đến trường học tập, các em lại ngồi ở nhà ngắm người đi đường qua lại.


Trong chuyến đi kéo dài 3 tuần từ Hà Nội đến Nha Trang, ông Brian đã rong ruổi khắp miền quê xa xôi, đến những ngôi nhà cũ kỹ nơi có những đứa trẻ (thế hệ thứ ba) đang bị dị tật thân thể, sức khỏe cũng như tinh thần bị rối loạn nghiêm trọng do ảnh hưởng từ những hóa chất độc mà chiến tranh để lại.


Bé trai ở Nha Trang năm nay 11 tuổi nhưng chỉ nằm một chỗ, thi thoảng được đẩy ra ngoài bằng xe lăn. Em bị mù, điếc và không biết nói.


Ước tính trong 10 năm tham chiến từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng 20 triệu gallon (tương đương 76 triệu lít) thuốc diệt cỏ xuống niềm Nam Việt Nam, một phần lãnh thổ Lào và Campuchia, nhằm hủy hoại toàn bộ cây rừng tại đây để dễ dàng phát hiện chỗ ẩn nấp của quân du kích.


Theo thống kê của trường Đại học Y tế cộng đồng Columbia (Mỹ) hiện nay có khoảng 4,5 triệu người Việt sinh sống tại hơn 3.000 ngôi làng nơi lính Mỹ từng rải thuốc diệt cỏ đang phải chịu những di chứng về sức khỏe. Các nạn nhân thường mắc nhiều loại bệnh như ung thư, bại liệt, nổi u bướu, dị tật xương sống và rối loạn thần kinh…


Dũng, 12 tuổi, là con trai của một cựu chiến binh ở Hải Phòng. Bố mẹ trói tay em lại để ngăn em tự làm đau mình.


Người mẹ bế đứa con 8 tuổi bị teo cơ, rối loạn thần kinh trong ngôi nhà nhỏ tại Hội An.


Quang, 11 tuổi, chỉ nằm vô thức trên giường.


Khuôn mặt ngây ngơ của một bé trai là nạn nhân chất độc màu da cam ở Đà Nẵng


Tại nước láng giềng Campuchia, Phirum Ung, 5 tuổi, chỉ có thể nằm võng như trẻ sơ sinh.


Những nạn nhân da cam thường đau yếu, quấy phá khi trở trời.


Ngôi nhà đơn sơ của một nạn nhân dioxin ở Hải Dương.



Người mẹ chăm lo cho đứa con ngây dại trong căn nhà không có đồ đạc gì đáng giá tại Quảng Ninh.



Hoàng Trang (theo Dailymail)

 

Những lò gạch 'khổ sai' ở Bangladesh
Những lò gạch 'khổ sai' ở Bangladesh

Dưới cái nóng như thiêu như đốt của miền nhiệt đới, hàng triệu công nhân ở các lò nung gạch tại Bangladesh phải nai lưng ra làm việc cật lực để cung cấp đủ nguyên liệu cho thị trường luôn khát vật liệu xây dựng ở quốc gia này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN