Lễ hội Khai Hạ gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn văn minh Việt cổ, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.
Lễ hội có ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công mở đất, lập mường và cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những điều tốt đẹp đến với mọi nhà.
Các thày cúng chuẩn bị các lễ vật tạ ơn thần linh.
Lễ hội Khai Hạ của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm đặc sắc, riêng biệt.
Thầy mo thay mặt dân Mường làm lễ khấn, ca ngợi công lao của các vị thần hoàng, cầu cho một năm mới mùa màng tươi tốt, bội thu.
Đội tế lễ trong dịp lễ được giao cho người có uy tín đảm nhận.
Lễ rước được tổ chức long trọng với cờ quạt, đồ nghi trượng, cùng các vị cao niên, thầy tế...
Đây là lễ hội xuống đồng lúc dân làng xuống cày cấy, Vua bà xuống chứng kiến cầu mong một năm mùa màng tốt tươi, bình yên.
Nghi thức gọi chiêng vào hội.
Sau phần lễ là phần hội với chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Phần hội với nhiều hoạt động văn hóa như: Làm bánh, cơm lam, thi đấu các môn thể thao dân tộc kéo co, đẩy gậy, thi đan lát truyền thống, các trò chơi dân gian…
Sau lễ hội, các thầy cúng cùng dân bản uống rượu cần, ăn cỗ, thắt chỉ cổ tay chúc may mắn.
Lễ hội Khai Hạ của người Mường ở tỉnh Hòa Bình đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2022.