Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý hiếm ở Việt Nam và là một trong 4 loại sâm quý nhất thế giới. Loài cây này có giá trị dược liệu, khoa học, cũng như kinh tế cao. Củ, thân, rễ, lá của cây đều dùng làm thuốc và được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ con người.

Đoàn Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, do đồng chí Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn đến khảo sát vườn cây giống sâm Ngọc Linh tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum.


Vườn cây giống sâm Ngọc Linh tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông do Trung tâm sâm Ngọc Linh (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô, Kon Tum) quản lý.


Sâm Ngọc Linh được trồng dưới tán rừng già, có độ ẩm cao.



Đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, vài năm trở lại đây, loài sâm này đã được quy hoạch trồng ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, nhằm mục đích bảo tồn, nghiên cứu và phát triển nguồn gen quý hiếm.

Củ sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý hiếm.


Lá cây sâm Ngọc Linh.


Dãy núi Ngọc Linh.



Ở nước ta, cây sâm Ngọc Linh lần đầu tiên được các nhà nghiên cứu phát hiện vào năm 1973 ở Kon Tum, cây sâm Ngọc Linh thường mọc thành đám dưới những tán rừng già âm u, có độ đất mùn cao và tơi xốp, trong điều kiện không khí ẩm ướt ở nhiệt độ 15 - 25 độ C, trên những đỉnh núi cao từ 1.700 - 2.000 m.

Dương Giang
Sâm Ngọc Linh sẽ được giới thiệu tại triển lãm sâm Hàn Quốc ở Hà Nội

Từ ngày 6 - 8/12, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, Công ty Daejean MBC sẽ tổ chức “Triển lãm nhân sâm Hàn Quốc tại Hà Nội”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN