Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp trên dòng sông

Trong khi đa số người dân đã nhận thức rõ việc thả cá không thả nilon xuống sông Đà để bảo vệ môi trường thì vẫn còn một số người dân vẫn giữ phong tục cổ hủ là thả tàn tro, chân hương, hoa nhựa... xuống sông...

Ngày 25/1, dọc hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình, hàng nghìn người dân nô nức thực hiện phong tục truyền thống thả cá chép tiễn Táo quân về trời; trong đó, đa số người dân đã nhận thức rõ việc thả cá không thả nilon xuống sông Đà để bảo vệ môi trường.   

Chú thích ảnh
Rất đông người dân thành phố Hòa Bình đi thả cá ngày Tết ông Công, ông Táo. Ảnh: Trọng Đạt/ TTXVN

Ghi nhận dọc hai bờ sông Đà ngày này, người dân đi thả cá hầu hết đều đựng vào các xô, chậu, hộp... còn số ít thì đựng cá vào túi nilon đã gom nhặt sạch sẽ để đốt tại các điểm đốt tiêu hủy trên bờ. 

Anh Bùi Văn Quang, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình cho biết, nhiều năm nay, người dân đã thực hiện tốt việc "thả cá không thả túi nilon" xuống sông Đà, đây là thành quả đáng ghi nhận từ việc thường xuyên tuyên truyền của chính quyền địa phương. 

Một số hành động đẹp trong ngày này phải kể đến việc nhiều người dân có ý thức bỏ thời gian, công sức đi quanh điểm thả cá thu gom các vật dụng bị bỏ lại, tập kết để đốt. Chị Đặng Ngọc Anh, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình bày tỏ: "Tôi cùng một số chị em khác đã đi gom nilon, đồ thờ bằng nhựa bị sót lại để tiêu hủy, mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị".

Nhưng vẫn còn một số người dân vẫn giữ phong tục cổ hủ là thả tàn tro, chân hương, hoa nhựa... xuống sông; mang bàn thờ, bát hương, đồ thờ cúng vứt bỏ tại hai bên bờ sông, gây ô nhiễm và mất mỹ quan dòng sông.  

Chú thích ảnh
Một bộ phận người dân đi thả cá vẫn "vô tư' đổ tro thải và nhiều đồ thờ cũng xuống lòng sông Đà ở phía hạ lưu. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Một lượng lớn tàn tro và nhiều vật dụng thờ cúng được người dân vô tư thả xuống lòng sông Đà mà không hề có sự nhắc nhở hay vào cuộc của chính quyền địa phương. Ảnh: Trọng Đạt/ TTXVN
 

Anh Trần Văn Cường, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình cho biết: "Đi thả cá trong ngày tiễn ông Táo lên trời là phong tục đẹp của người Việt Nam nói chung, vì vậy rất nhiều gia đình cho các cháu nhỏ đi theo để trải nghiệm. Nhưng dọc bờ sông Đà, có các mảnh sành sắc nhọn chổng ngược lên trời như này, rất nguy hiểm, dễ gây thương tích cho các cháu". 

Chú thích ảnh
Khúc sông Đà chảy qua thành phố Hòa Bình đục ngầu và đặc quánh bởi tàn tro, xỉ trong ngày lễ ông Công, ông Táo. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Những năm trước vào ngày này tại các điểm thả cá, đại diện chính quyền địa phương, đoàn thanh niên của thành phố đều căng băng rôn, khẩu hiệu, nhắc nhở người dân bảo vệ môi trường, nhưng năm nay việc này đã không được thực hiện. Nhiều người dân cho rằng, bảo vệ môi trường là việc cần làm thường xuyên, không nên để đứt quãng. Đặc biệt, cần có chế tài xử phạt nghiêm với hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Chú thích ảnh
Những người dân có ý thức đã đốt một đống lửa ngay cạnh bờ sông để cho người dân đi thả cá đốt hủy những đồ vật như túi nilon và các đồ thờ cúng dễ cháy. Tuy nhiên, đại bộ phận người dân vẫn vô tư thả trôi tất cả xuống dòng sông Đà. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Thanh Hải (TTXVN)
Tết ông Công ông Táo: Thả cá, không xả rác xuống lòng sông
Tết ông Công ông Táo: Thả cá, không xả rác xuống lòng sông

Sáng 25/1 (tức ngày 23 tháng Chạp), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hoạt động thả cá phóng sinh nhân ngày Tết ông Công ông Táo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN