Theo lộ trình, năm 2017, tỉnh phát triển 50%
phòng khám bác sĩ gia đình trực thuộc các bệnh viện đa khoa, các
trung tâm y tế huyện; 20% trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y
học gia đình.
Tổng kinh phí đầu tư thực hiện kế hoạch là hơn 15,3 tỷ
đồng, bao gồm đầu tư trang thiết bị cho các phòng khám bác sĩ gia
đình, hỗ trợ đào tạo định hướng y học gia đình cho các bác sĩ và nhân
viên y tế tại t rạm y tế xã tham gia hoạt động y học gia đình.
Phó Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang Nguyễn Hùng Vĩ cho biết: Từ đầu tháng
6/2014, tỉnh đã triển khai thí điểm 3 mô hình khám chữa bệnh ban đầu
bảo hiểm y tế theo hướng y học gia đình tại Trung tâm y tế Gò Công Đông,
Phòng khám đa khoa Dân An - thành phố Mỹ Tho và tại Trạm Y tế Phường 2,
thành phố Mỹ Tho. Để đề án bác sĩ gia đình đạt hiệu quả, ngành y tế Tiền
Giang phối hợp với Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo 263 bác
sĩ định hướng chuyên khoa y học gia đình.
Qua thí điểm mô
hình bác sĩ gia đình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, bước đầu đã phát huy
hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
người dân và góp phần giảm tải các phòng khám.
Tại 3 phòng khám
bác sĩ gia đình trên, người dân được tư vấn chu đáo, theo dõi quản lý
sức khỏe, hướng dẫn tận tình. Đến nay, các phòng khám này đã giải quyết
cấp cứu cho 750 trường hợp; khám chữa bệnh cho 8.500 lượt bệnh nhân; xét
nghiệm cho 1.500 lượt bệnh nhân và chuyển tuyến 110 trường hợp. Các
phòng khám bác sĩ gia đình cũng đã khám chữa bệnh tại nhà cho 95
trường hợp; tổ chức tư vấn 400 cuộc; quản lý 200 hồ sơ sức khỏe bệnh nhân.