Hoàn thiện hồ sơ chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN |
Theo quy định tại khoản 2, Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định:
Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;”
Như vậy, ba của bạn là đối tượng hưu trí nên được tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế.
Căn cứ điểm d Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;”
Theo đó, trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyếnthì ba bạn được hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế.
Trường hợp ba bạn muốn sang bệnh viện tỉnh khác khám chữa bệnh thì căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì mức hưởng như sau:
Khoản 3, Điều 22 quy định:
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016″.
Như vậy, hiện nay nếu ba bạn sang bệnh viện tuyến huyện ở tỉnh khác khám chữa bệnh thì vẫn được hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế mà không cần xin giấy chuyển tuyến.