Hậu COVID-19, thời điểm ‘vàng’ để ngành du lịch nhìn lại mình

Dịch COVID-19 đã tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch. Tuy nhiên, theo các đại biểu Quốc hội, thời điểm này là thời điểm “vàng” để ngành du lịch nhìn nhận lại và đổi mới, thích ứng với bối cảnh mới.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, dịch COVID-19 tác động toàn diện đến kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có ngành du lịch. Vì vậy, thời điểm hậu dịch COVID-19 hiện nay,  ngành du lịch cần quan tâm thay đổi phương thức tiếp cận với hoạt động du lịch cho phù hợp.

“Chúng ta có thể áp dụng phương pháp công nghệ cao, các doanh nghiệp tập trung nâng cao lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, đưa sản phẩm của mình đổi mới theo phương thức mới trong giai đoạn hiện nay chứ không thể duy trì hình thức như trước.  Dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, chúng ta không thể duy trì mãi phương pháp cũ mà phải tìm tòi phương pháp mới để phát triển du lịch”,  đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé cho biết.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé chia sẻ với phóng viên:

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, trong tình hình hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang tận dụng mạng internet để phát triển các dịch vụ du lịch, đây là yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp du lịch trong giai đoạn hiện tại. 

Cùng với đó, trong thời điểm hiện tại, kích cầu du lịch nội địa được xem là “chiếc phao cứu sinh” cho doanh nghiệp khi dịch COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, các doanh nghiệp du lịch nội địa cần chú trọng đến vấn đề liên kết vùng để tạo ra chuỗi du lịch mới, sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn so với trước kia.

“Ví dụ như chúng ta có thể làm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long thì có thể liên kết giữa TP Hồ Chí Minh và các vùng lân cận như Phú Quốc, du lịch miệt vườn miền Tây...”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé cho biết.

Cùng quan điểm, Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, tất cả các ngành đều chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, tuy nhiên ngành du lịch là ngành dễ hồi phục nhất trong thời điểm này bởi vì nhu cầu du lịch của người dân vẫn cao trong khi đó tình hình dịch COVID-19 tại nước ngoài vẫn diễn biến phức tạp. 

“Dịch bệnh ở các nước phức tạp thì người dân sẽ chọn đi du lịch trong nước. Đây là cơ hội để quảng bá du lịch trong nước. Tuy nhiên, để thu hút người dân đến với du lịch trong nước thì phải xây dựng được nhiều điểm đến thú vị hơn và phải thay đổi cách làm so với hiện nay. Cùng với đó, cũng phải xây dựng văn hóa du lịch, coi khách hàng là thượng đế và tôn trọng khách hàng hơn nữa, vì nhiều nơi vẫn còn rất thiếu tôn trọng khách hàng”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho  biếạiDd Duy Hữu (Đắk Lắk) trao đổi với phóng viên.

Chú thích ảnh
Đại biểu Nguyễn Duy Hữu trao đổi với phóng viên.

Còn Đại biểu Nguyễn Duy Hữu (Đắk Lắk) cho rằng, đây là thời điểm vàng để ngành du lịch xem lại chính mình, xem xét thay đổi về cách thức tổ chức, phục vụ khách hàng... Cùng với đó, ngành du lịch cũng cần tìm ra phương thức quảng bá, xúc tiến trực tuyến thay vì truyền thống như trước để thu hút khách du lịch, chuẩn bị đón làn sóng du lịch khi dịch được khống chế. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng thì ngành du lịch phải xây dựng được những sản phẩm chất lượng hơn nữa.

Thu Trang/Báo Tin tức
Tuyên Quang tăng cường các giải pháp kích cầu du lịch
Tuyên Quang tăng cường các giải pháp kích cầu du lịch

Ngày 14/6, hưởng ứng Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang tổ chức Chương trình kết nối doanh nghiệp, kích cầu du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2020.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN