Đài phát thanh Sputnik đưa tin loại thiết bị này một khi được phóng có thể bay ở độ cao chỉ cách mặt nước biển từ 0,5 đến 6m.
Thông thường hệ thống radar có khả năng phát hiện một phương tiện bay bám mặt biển từ tầm xa 24 km, song vì thiết bị mới của Trung Quốc có thể bay lượn sát mặt nước biển ở độ cao 45 cm, nên hệ thống radar chỉ có thể phát hiện ra vật thể đang lao tới khi nó còn cách mục tiêu tấn công 14 km.
Theo tạp chí khoa học Popular Mechanics, hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) có khả năng nhận biết được vật thể bay tầm thấp tương đối nhanh song các tàu mà phụ thuộc vào hệ thống radar Doppler cũ sẽ trở nên bất lợi trước loại tên lửa mới này của Trung Quốc.
GEUAV là sản phẩm của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc. Hệ thống chính trong thiết bị GEUAV này là khung tên lửa được tối ưu hóa hiệu ứng cánh sát đất – mô hình nổi tiếng Ekranoplans từ thời Liên bang Xô viết.
Công nghệ này có khả năng tăng cường chiến lược phòng thủ chủ động một cách đáng kể thông qua việc hình thành "theo bầy". Nếu thiết bị này được sử dụng như một phần trong chiến lược chống xâm nhập diện rộng, nó có thể dẫn đến chết người.
Hơn thế nữa, vì máy bay không người lái GEUAV này tương đối rẻ trong quá trình sản xuất, nên Trung Quốc có khả năng cùng một lúc phóng ra hàng chục, thậm chí hàng trăm tên lửa nhằm vào khu vực mà có nhiều phương tiện hải quân của kẻ thù đang hoạt động.