Theo dữ liệu từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, chiếm 47% kho dự trữ toàn cầu. Trong số đó, khoảng 1.710 đầu đạn được triển khai, nhiều hơn so với con số 1.670 của Mỹ.
Ngày 1/2, Bộ Quốc phòng Iran thông báo nước này đã thử thành công tên lửa đẩy thế hệ mới nhất, có khả năng đưa vệ tinh nặng hơn 200 kg lên quỹ đạo cách Trái Đất 50km.
Bộ Quốc phòng Israel ngày 1/2 thông báo đã tiến hành một loạt vụ thử thành công phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa đánh chặn Vòm Sắt (Iron Dome) do Cơ quan Phòng thủ Tên lửa và công ty công nghệ quốc phòng Rafael chế tạo.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Nga có kế hoạch thử nghiệm loại đạn pháo 152mm dẫn đường mới nhất dành cho pháo tự hành.
Ngày 22/1, truyền thông nhà nước Nga đưa tin nước này đã ký thỏa thuận chuyển giao cho Myanmar các hệ thống phòng không hiện đại Pantsir-S1 và máy bay không người lái Orlan-10E.
Ngày 20/1, quân đội Pakistan thông báo thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm trung Shaheen-III.
Ngày 14/1, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar kêu gọi Mỹ đối thoại về thương vụ Ankara mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.
Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm thành công máy bay tấn công không người lái WJ-700 do nước này chế tạo.
Iran phải đảo ngược quyết định làm giàu urani ở các cấp độ cao hơn và tạo cơ hội để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), văn kiện mà Tehran đã ký năm 2015 với Nhóm P5+1 (gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức).
Vũ khí này có thể sánh ngang với súng bắn tỉa về độ chính xác, và giá cả.
Ngày 1/1, tờ Nikkei đưa tin Nhật Bản bắt đầu phát triển máy bay chiến đấu không người lái điều khiển từ xa và lên kế hoạch trang bị loại máy bay này cho quân đội trước năm 2035.
Sau khi Liên Xô tan rã, do không còn thấy rủi ro nghiêm trọng từ trên không, quân đội Mỹ đã từ bỏ nhiều đơn vị phòng không và chuyển nguồn lực sang lĩnh vực khác. Kết quả là hệ thống phòng không, đặc biệt là trên mặt đất như hệ thống phòng không tầm ngắn (SHORAD) đều giảm quy mô.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rafael (RADS) của Israel đã cho ra mắt một loạt hệ thống tác chiến hiện đại dành cho chiến trường trong tương lai, bao gồm máy bay không người lái cỡ nhỏ, chó robot và hệ thống nhận dạng mục tiêu tự động (ATR). Các hệ thống tác chiến này nhằm mục tiêu giảm thương vong cho binh sỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ Quốc phòng Australia ngày 28/12 thông báo sau 2 năm thử nghiệm, phi đội gồm 30 chiếc máy bay phản lực tàng hình F-35A Lightning II đã sẵn sàng đi vào hoạt động.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/12 cho biết, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc Dự án 971 "Shchuka-B" (theo phân loại của NATO là lớp Akula) thuộc Hạm đội Phương Bắc, đã được hạ thủy sau khi nâng cấp tại Trung tâm Sửa chữa Tàu Zvyozdochka (Ngôi sao nhỏ).
Ngày 25/12, hãng tin Sputnik dẫn một nguồn thạo tin cho biết Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga đã tiếp nhận lô máy bay chiến đấu đầu tiên thuộc thế hệ thứ năm Su-57.
Mới đây, Nga đã tiết lộ cảnh quay cho thấy một chiếc xe tăng vừa có khả năng hoạt động trên không vừa có thể hoạt động dưới nước của nước này thực hiện pha “nhảy dù” ngoạn mục từ máy bay xuống mặt đất.
Sự dịch chuyển trong cách tiếp cận của Israel diễn ra sau khi nước này ngợi ca cuộc tập trận phòng thủ tên lửa thành công với sự hợp tác của Cơ quan Phòng thủ tên lửa (MDA) thuộc Lầu Năm góc.
Ngày 15/12, Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này quyết định mua máy bay trực thăng MH-60R Seahawk do công ty Sikorsky của Mỹ chế tạo.
Ngày 14/12, Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) cho biết nước này vừa phát triển máy dò mìn thế hệ mới PRS-20K, có khả năng phát hiện được cả vật liệu nổ phi kim, chẳng hạn như các loại mìn đặt trong hộp gỗ.
Ngày 9/12, Thượng viện Mỹ đã không thông qua các nghị quyết ngăn chặn kế hoạch của chính quyền Tổng thống Donald Trump bán khí tài quân sự cho Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).