Bom lượn tưởng chừng đơn giản của Liên bang Nga lại đang trở thành nỗi ám ảnh lớn cho Ukraine. Với chi phí thấp, độ chính xác cao và khả năng vượt qua hệ thống phòng không phương Tây cung cấp, loại vũ khí này đặt ra thách thức nghiêm trọng cho Kiev.
Ngày 3/1, Chính quyền Mỹ đã thông báo việc phê duyệt thương vụ bán tới 1.200 tên lửa không đối không tiên tiến cùng các trang thiết bị liên quan trị giá 3,6 tỷ USD cho Nhật Bản - một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington tại châu Á.
Ngày 3/1 theo Sputnik, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận khả năng bán các tên lửa không đối không tiên tiến AIM-120D-3 và AIM-120C-8 cùng các thiết bị liên quan cho Nhật Bản với tổng giá trị 3,64 tỷ USD.
Với khả năng phát hiện và vô hiệu hóa mục tiêu ở khoảng cách 2.000 km, THAAD không chỉ là "con bài chiến lược" mà còn gửi thông điệp mạnh mẽ về sức mạnh công nghệ quân sự của Mỹ.
Nga đang triển khai một chiến thuật tác chiến mới khi sử dụng UAV mồi nhử giá rẻ Gerbera và Parody để đánh lừa hệ thống phòng không Ukraine. Được sản xuất hàng loạt với chi phí chỉ 10.000 USD/chiếc, những UAV này buộc Ukraine phải tiêu tốn nguồn đạn dược quý giá để đối phó, trong khi nguồn viện trợ phương Tây ngày càng hạn chế.
Video âm nhạc chào mừng năm mới của Chiến khu miền Đông, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã khiến cư dân mạng trong nước bàn tán không ngừng, bởi nghi ngờ ngụ ý đến chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu.
Việc THAAD thực chiến lần đầu tiên trong thực tế ở Israel xảy ra vào ngày 26/12, khi phiến quân Houthi phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) về phía Israel.
Tên lửa Simorgh của Iran, được chính thức công bố là Phương tiện phóng không gian (SLV), đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế.
Ukraine đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt tên lửa ATACMS và không có nguồn cung cấp bổ sung. Điều này đặt ra thách thức lớn cho khả năng tấn công tầm xa của Kiev trong bối cảnh xung đột với Nga leo thang.
Áo có kế hoạch mua 12 máy bay tiêm kích M-346 FA do Italy sản xuất để thay thế các máy bay Saab 105 đã ngừng hoạt động từ cuối năm 2020.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ trong năm tài chính 2023-24 đã đạt mức kỷ lục 2,63 tỷ USD, đánh dấu mức tăng trưởng tới 32,5% so với tài khóa trước, khi con số này chỉ đạt khoảng 1,9 tỷ USD.
Tổng thống đắc cử Donald Trump một lần nữa cam kết triển khai lá chắn tên lửa "Made in America" để bảo vệ nước Mỹ. Nhưng ý tưởng đầy tham vọng này đang làm dấy lên nhiều nghi ngờ về tính khả thi và hiệu quả trong bối cảnh địa lý và mối đe dọa khác biệt.
Trong bối cảnh Nga liên tục tiến quân trên tuyến đầu, Ukraine đang phải đối mặt với những lo ngại ngày càng tăng rằng chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong tương lai có thể từ chối chuyển các gói viện trợ quân sự mới cho Kiev. Do đó, Ukraine đang phải chạy đua để xây dựng hệ thống vũ khí tầm xa riêng.
Hệ thống phòng thủ THAAD của Mỹ đang đối mặt với thách thức chưa từng có từ tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga.
Giữa lúc xung đột với Liên bang Nga căng thẳng, Ukraine đã nâng cấp các UAV tầm xa của mình, tạo ra “tên lửa-drone” để cạnh tranh với tên lửa hành trình hoặc tránh phải yêu cầu thêm vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất.
Ngày 23/12, Quân đội Philippines cho biết nước này có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ các lợi ích hàng hải.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất, đồng thời nhấn mạnh sự kiện này có ý nghĩa lịch sử đối với ngành công nghiệp tên lửa và vũ trụ của Nga.
Tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga, với tầm bắn 5.500 km, đang thách thức mọi hệ thống phòng không hàng đầu thế giới. Từ Patriot, THAAD, Arrow đến Aegis, liệu công nghệ phương Tây có thể chống lại thách thức này? Cuộc "đấu công nghệ" được Tổng thống Nga đề xuất đang đặt ra phép thử lớn đối với Mỹ và NATO.
Ngày 20/12, Chính phủ Mỹ đã cho phép bán thiết bị quân sự cho Ai Cập với tổng trị giá hơn 5 tỷ USD.
Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất tổ chức một cuộc đọ sức công nghệ giữa sản phẩm của các tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga và phương Tây.
Nhà Trắng vừa cảnh báo rằng chương trình phát triển công nghệ tên lửa tiên tiến của Pakistan sẽ mang lại cho nước này khả năng tấn công các mục tiêu vượt xa khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.