Đưa Việt Nam ra thế giới bằng giao lưu văn hóa

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai đầu bếp Michelin đã đến Việt Nam. Những ngày đầu năm này, đoàn làm phim “Kong: Skull Island “ đã tới Ninh Bình, Quảng Bình, Hạ Long để quay những thước phim về Việt Nam, góp mặt trong bộ phim “khủng” này.

Không chỉ đơn giản là những sự kiện, đây thực sự còn là những cơ hội để đất nước, con người, văn hóa Việt Nam được giới thiệu ra thế giới.

Chinh phục bằng ẩm thực

Trong không gian ấm cúng của căn bếp Nhà hàng La Table du Chef (Press Club, Hà Nội), Đầu bếp hai sao Michelin, Alain Dutournier, tung hứng cùng món “Bắp cải ngàn lớp với tôm tươi và bánh tỏi gừng giòn". Món ăn đơn giản, pha chút dân dã, nhưng lại vẫn ẩn chứa được chất đẳng cấp của đầu bếp hàng đầu nước Pháp này.

Đoàn làm phim bom tấn “Kong: Skull Island" bấm máy quay cảnh ở hồ nước Yên Phú, xã Trung Hóa, huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Lần sang Việt Nam này, như chia sẻ của Chef Alain Dutournier, là nhằm tìm hiểu và xem lại thực phẩm của Việt Nam sau 1 mùa có gì thay đổi, qua đó chuẩn bị cho thực đơn hè tới của Nhà hàng đầu tiên và duy nhất của ông ở ngoài nước Pháp, mà vinh dự sao lại chính là Việt Nam; cũng như bổ sung vào menu các nhà hàng của ông tại Pháp. Cũng bởi là thực đơn hè, nên món ăn mới tinh tươm ông vừa sáng tạo ra có nguyên liệu chủ đạo là bắp cải. Bắp cải "thuần Việt" xanh non, được cắt thành những miếng tròn nhỏ bằng lòng bàn tay, trần qua nước sôi rồi nhúng vào bát nước đá để giữ vẻ xanh giòn. Một lớp lá bắp cải, hai nửa của 1 con tôm sú Việt Nam thật tươi ngon đã bóc sạch vỏ, thêm 1 miếng tủy bò luộc chín; sau đó rắc lên nhúm hành chẻ ngâm nước cho bớt hăng, nhúm trứng cá tầm sấy khô sang trọng bằm nhỏ và nhúm ớt bột của miền Nam nước Pháp. Bốn lớp lá bắp cải, nghĩa là hai lớp tôm và tủy bò như vậy. Trông chiếc bánh xinh tròn như chiếc kẹo "cu đơ" Việt, nhưng xanh nõn nường. Tất cả, được bọc ni lon và hấp cách thủy trong nhiệt độ 55 phút cho tới khi chín tới.

Món "bánh" chín được rưới nước sốt gồm hỗn hợp nước đầu tôm xay, cà chua, ớt đỏ, rượu vang trắng, vắt thêm ít cốt chanh và thêm thìa dầu olive. Vị nào cũng vừa, không quá chua, không quá ngọt, thanh tới hào hứng. Và độc đáo nhất là món bánh tỏi gừng giòn được làm vô cùng cầu kỳ bằng bơ, kem tươi, đường nâu, bột ngô, muối, mứt gừng, hạnh nhân, tỏi luộc sữa sấy khô... đun đến khi sánh; rồi trải đều trên giấy nến, nướng 20 phút trong lò với nhiệt độ 150oC. Món bánh được băm dối, rồi rắc lên trên bánh bắp cải. Món ăn "vừa có thực phẩm Việt, vừa có thực phẩm Pháp, vừa mang hương vị Việt, vừa có đặc trưng của ẩm thực Pháp" và điều đáng nói, tươi ngon và thanh mát đúng cho một thực đơn mùa hè...

Tháng 11/2015, bếp trưởng Alain Dutournier đã khai trương nhà hàng đầu tiên của ông bên ngoài nước Pháp. Đó là nhà hàng La Table du Chef nằm trên tầng 3 của tòa nhà Press Club, ngay giữa trung tâm Hà Nội. Và cứ ba tháng 1 lần, ông lại sang Việt Nam để tìm hiểu thêm về ẩm thực Việt, bổ sung vào menu của hệ thống nhà hàng của ông tại Pháp, trong đó có 2 nhà hàng đạt hai sao Michelin.

Cùng thời điểm với Bếp trưởng hai sao Michelin, Alain Dutournier; Bếp trưởng sao Michelin - Bếp trưởng sao Michelin - Bruno Ferrari(Italy) cũng có mặt tại khách sạn JW Marriott Hanoi, tham gia vào “Tuần lễ ẩm thực Italy”.

Sinh ra tại Italy, được chứng nhận sao Michelin vào năm 2008, sở hữu nhà hàng đầu tiên vào năm 21 tuổi và được nhắc đến như là Bếp trưởng sở hữu nhà hàng trẻ tuổi tài năng nhất tại Ý trong Sổ tay hướng dẫn Michelin Guide, lý lịch của Bếp trưởng Bruno sẽ không phải là điều ấn tượng duy nhất đối với thực khách. Với nhiều năm kinh nghiệm về ẩm thực Ý truyền thống và cao cấp, Bếp trưởng Bruno sẽ mang tới cho thực khách một cuộc du ngoạn ẩm thực đầy thú vị và bất ngờ.

Bình thường, Bếp trưởng Bruno Ferrari rất ít “chịu” góp mặt tại các khách sạn, nhà hàng nước ngoài; với đẳng cấp sao Michelin của mình, ông rất “khó tính” trong việc chọn địa điểm trổ tài; nhưng với Việt Nam, do rất muốn tìm hiểu về nền ẩm thực Việt Nam, tạo sự giao hòa giữa ẩm thực Việt Nam và Italy, nên khi được mời, ông đã nhận lời ngay. “Tôi mang những hương vị Italy đến với thực khách Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tìm hiểu về hương vị món ăn Việt Nam để gửi tới các thực khách nước tôi, ẩm thực Việt Nam rất thú vị”, Bếp trưởng Bruno Ferrari chia sẻ.

Những thước phim “nói lên nhiều điều”

Bắt đầu từ 22/2, Đoàn làm phim bom tấn Hollywood "Kong: Skull Island" (King Kong 2), bộ phim hành động thiên sử thi, đã quay tại 3 điểm quay tại Ninh Bình, Hạ Long, Quảng Bình. Tại Ninh Bình, một ngôi làng đã được dựng lên để làm bối cảnh, còn đoàn sẽ quay cảnh đẹp tự nhiên tại Hạ Long và Quảng Bình.

Rất hào hứng khi đặt chân tới Việt Nam, đạo diễn phim John Vogt-Roberts nhấn mạnh: “Kong: Skull Island” chắc chắn sẽ mang đến những điều mới mẻ, khiến nhiều khán giả đặt câu hỏi: “Đây là đâu nhỉ?”, bởi Việt Nam quá đẹp. “Tôi muốn phá vỡ những định kiến của khán giả Mỹ về quốc gia các bạn, bởi Việt Nam thường được mô tả trên màn ảnh qua những bối cảnh ở miền Nam, “Kong: Skull Island” thì có cả những cảnh quay ở miền Bắc nữa".

Khẳng định đây là một cơ hội để giới thiệu đất nước, con người Việt Nam ra thế giới; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên khẳng định: “Kong: Skull Island” là minh chứng rõ nhất cho mối quan hệ hợp tác văn hóa tốt đẹp giữa Việt Nam - Mỹ và quốc gia Đông Nam Á chắc chắn hưởng lợi khi bộ phim sẽ được khán giả trên khắp toàn cầu thưởng thức. Đây cũng là một cơ hội cho du lịch Việt Nam khi những cảnh đẹp của đất nước sẽ xuất hiện trong những thước phim quan trọng.

T. Anh
Thâm nhập trường quay phim bom tấn "Kong: Skull Island"
Thâm nhập trường quay phim bom tấn "Kong: Skull Island"

Đoàn làm phim TiTan đến từ Hollywood, Hoa Kỳ ngày 24/2 đã chính thức bấm máy cảnh quay trong bộ phim bom tấn “Kong: Skull Island” tại phim trường ở thôn Yên Hợp, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN