Công nhận cây lộc vừng 600 năm tuổi ở Vĩnh Phúc là cây di sản

Ngày 4/7, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây lộc vừng tại đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.

Cây lộc vừng 600 năm tuổi. Ảnh: Nguyễn Thảo/TTXVN

Cây lộc vừng có tên khoa học là Barringtonia acutangula (L) Gaertn, có niên đại gần 600 năm tuổi. Cây có chiều cao khoảng 10m, tán lá vươn rộng gần 20m.

Cây lộc vừng nằm trong khuôn viên di tích đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn - vị tướng đã có công lớn giúp Lê Lợi đánh tan quân xâm lược nhà Minh, giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi ông mất, nhân dân đã xây đền thờ và trồng cây lộc vừng trên chính mảnh đất của gia đình ông để ngày ngày hương khói, tưởng nhớ đến vị tướng có tài của dân tộc.

Không chỉ có giá trị sinh học, cây lộc vừng ở xã Sơn Đông còn mang ý nghĩa lịch sử, tôn vinh giá trị nhân chứng gắn liền với dấu ấn lịch sử của dân tộc và góp phần vào việc phát triển du lịch Vĩnh Phúc.


Theo ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, việc tôn vinh giá trị cây di sản sẽ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái.

Nguyễn Thị Thảo (TTXVN)
Hát Xoan sẽ trở thành di sản văn hóa phi vật thể năm 2017
Hát Xoan sẽ trở thành di sản văn hóa phi vật thể năm 2017

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Phú Thọ cho biết, theo đúng kỳ hạn, hồ sơ hát Xoan đã được gửi tới Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể để xem xét, xác nhận hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2017.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN