Các phim được trình chiếu gồm: Phim tài liệu dài 23 phút của đạo diễn avant-garde Nhật Bản Hiroshi Teshigahara thực hiện năm 1953 và bộ phim giới thiệu danh tác "Sóng lừng", nằm trong chuỗi phim tài liệu 29 tập được BBC sản xuất mang tên "Cuộc đời của những danh tác", thực hiện từ năm 2001 đến năm 2010.
Katsushika Hokusai là một nghệ sĩ Nhật, họa sĩ ukiyo-e và là người chế tạo máy in khắc gỗ trong thời kỳ Edo. Ông cũng là chuyên gia hàng đầu về hội họa Trung quốc trong giai đoạn đó. Sinh ra tại Edo (nay là Tokyo), Hokusai được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của loạt tranh in bằng khung gỗ (giống với cách in tranh Đông Hồ tại Việt Nam) "36 cảnh núi Phú Sĩ" (1831), trong đó có tác phẩm "Sóng Lừng ở Kanagawa" đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản và được xuất bản trên bình diện quốc tế.
"Sóng lừng" là một bản in khắc gỗ của Hokusai, được công bố vào khoảng giữa năm 1830 và năm 1833, cuối thời Edo, như các bản in đầu tiên trong loạt tranh in "36 cảnh núi Phú Sỹ”. Đó là tác phẩm nổi tiếng nhất của Hokusai và một trong những tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Bức tranh mô tả một làn sóng khổng lồ đe dọa tàu thuyền ngoài khơi bờ biển của tỉnh Kanagawa. Như trong tất cả các bản in trong series, bức tranh mô tả các khu vực xung quanh núi Phú Sĩ trong các khung cảnh khác nhau.
Khi "Sóng lừng" lần đầu tiên ra đời, vào khoảng năm 1830, liên hệ của Nhật Bản với thế giới bên ngoài chưa được thông suốt. Chỉ cho tới năm 1859 khi Nhật Bản, dưới áp lực của Mỹ và các cường quốc khác, mở cửa thông thương với quốc tế mà bản in của Nhật Bản đã bắt đầu được xuất khẩu sang châu Âu. Nó nhanh chóng được phát hiện và tôn vinh bởi các nghệ sĩ phương Tây như Whistler, Van Gogh và Monet. "Sóng lừng" cũng là nguồn cảm hứng cho bản giao hưởng La Mer của Debussy và trở thành một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất minh họa sức mạnh của biển cả.