Tăng cường hiệu quả tuyên truyền để Luật Bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống

Sáng 15/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường năm 2020” cho cán bộ làm công tác tuyên truyền thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức chính trị xã hội của các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Chú thích ảnh
Ông Cao Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai mạc. 

Phát biểu khai mạc, ông Cao Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với nhiều nội dung mới mang tính đột phá, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều luật khác nhau, thay đổi căn bản so với các quy định hiện hành. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến để Luật Bảo vệ Môi trường 2020 thực sự đi vào cuộc sống là công tác quan trọng, trọng tâm, được Bộ Tài nguyên và Môi trường chú trọng đẩy mạnh trong thời gian qua.

Thực hiện chương trình công tác, phổ biến chính sách pháp luật năm 2023, Hội nghị "Tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường năm 2020” nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chính sách pháp luật về môi trường cho các cán bộ chuyên môn ngành Tài nguyên và Môi trường; mở rộng mạng lưới truyền thông tài nguyên, môi trường; cung cấp kiến thức giúp người tham gia công tác tuyên truyền có sự hiểu biết sâu rộng, thích nghi mọi hoàn cảnh để có kỹ năng truyền tải thông tin tới mọi đối tượng. Hội nghị hướng tới việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền đưa Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 thực sự đi vào đời sống; từ đó, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, phát triển một Việt Nam bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội nghị. 

Tại Hội nghị, các đại biểu được giới thiệu những nội dung cốt lõi của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; những đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; những vướng mắc, khó khăn trong hai năm triển khai Luật; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, phổ biến Luật, phương pháp tương tác, gắn kết đối tượng, mục tiêu trong truyền thông bảo vệ môi trường…

Các đại biểu cho rằng, hiện nay, tài nguyên và môi trường có tính liên kết quốc tế, phát triển mạnh mẽ, liên quan trực tiếp đến mỗi người dân; đòi hỏi sự thống nhất, nâng cao nhận thức và phương pháp tổ chức công tác truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật tài nguyên và môi trường ngày càng thiết thực, hiệu quả. Để đạt hiệu quả cao về tuyên truyền đưa Luật vào đời sống, công tác truyền thông, tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, sự hưởng ứng của các cơ quan truyền thông cùng cộng đồng.

Tin, ảnh: Xuân Khu (TTXVN)
Đoàn giám sát của Quốc hội ghi nhận việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của Công ty Núi Pháo
Đoàn giám sát của Quốc hội ghi nhận việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của Công ty Núi Pháo

Sáng ngày 15/5/2023, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (Ủy ban KHCNMT Quốc hội) do ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Công ty Núi Pháo) và tiến hành khảo sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của Công ty. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN