Cảnh báo lộ lọt thông tin qua hành vi lừa đảo ‘cấp cứu học sinh, chuyển tiền gấp’

Thời gian đây, chiêu lừa “con cấp cứu ở bệnh viện, chuyển tiền gấp” xuất hiện phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều phụ huynh ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…. đã trở thành nạn nhân. Một lần nữa, sự việc cho thấy việc lộ lọt thông tin cá nhân đang bị các đối tượng xấu khai thác để lừa đảo.

Theo các chuyên gia an ninh mạng, kẻ xấu thường tự xưng là giáo viên thể dục, nhân viên y tế để gọi điện thông báo cho nạn nhân về việc con cháu họ bị té ngã khi hoạt động thể dục, bị tai nạn dẫn tới chấn thương sọ não đang nhập viện nên cần tiền mổ gấp,...

Chú thích ảnh
Bệnh viện Nhi Trung ương ra cảnh báo về tình trạng lừa đao.

Chúng thậm chí cung cấp thông tin chính xác về tên, tuổi học sinh nhằm tạo sự tin tưởng với các bậc phụ huynh để họ yên tâm chuyển khoản. Anh Nguyễn Đức Minh (Đống, Đa, Hà Nội) cho biết: Trong cuộc gọi, đối tượng còn tạo âm thanh như xe cấp cứu, trao đổi với bác sĩ… để lừa đảo.

Nhiều nạn nhân đã bị lừa và chiếm đoạt số tiền lên tới cả trăm triệu đồng. Kẻ lừa đảo sử dụng nỗi sợ hãi và  lo lắng cho con em làm lu mờ sự tỉnh táo của nạn nhân.

Liên quan đến bảo vệ trẻ em trong môi trường học đường khi gần đây có các tin giả mạo gọi lừa đảo cấp cứu học sinh, ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Bộ đã chỉ đạo nhanh để cảnh báo, đề nghị các địa phương tuyên truyền, nhắc nhở và phối hợp với các bên liên quan như Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) cùng chung tay để kịp thời cảnh báo, kiểm tra lại thông tin và có giải pháp ứng xử thực tiễn.

Ông Tô Hồng Nam cũng cảnh báo nếu không có kỹ năng an toàn thông tin (ATTT), việc lộ lọt thông tin sẽ rất nhiều khi các em học sinh đăng các thông tin lên mạng xã hội và các lớp học online… “Vừa rồi có thông lộ lọt dữ liệu 30 triệu học sinh, giáo viên bị rao bán, Bộ GD&ĐT đã kiểm tra và thông tin hoàn toàn không phải thông tin trong cơ sở dữ liệu của ngành GD&ĐT”, ông Tô Hồng Nam trả lời phóng viên báo Tin tức.

Cũng trao đổi về vấn đề này với báo Tin tức, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Thông tin bị lộ lọt có từ rất nhiều nguồn như bị bị harker lấy từ dữ liệu một số cơ quan, tổ chức; người dân thoải mái cung cấp dữ liệu số điện thoại, thông tin cá nhân khác khi mua bán tại các cửa hàng, chương trình khuyến mại và nhất là cung cấp thông tin lên trên mạng xã hội.

“Do đó, để không bị lộ lọt thông tin cá nhân thì trước tiên phải nâng cao nhận thức của người dùng, nhất là cung cấp thông tin khá dễ dàng, đưa hình ảnh lên mạng xã hội rất dễ bị thu thập cho hành động xấu, thậm chí lừa đào. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tăng cường bảo vệ an toàn thông tin, bảo đảm nguồn dữ liệu theo đúng quy định”, ông Trần Đăng Khoa chia sẻ.

XM/Báo Tin tức
Phát động cuộc thi 'Học sinh với an toàn thông tin 2023'
Phát động cuộc thi 'Học sinh với an toàn thông tin 2023'

Ngày 17/3, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị, Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã tổ chức lễ phát động cuộc thi "Học sinh với an toàn thông tin 2023".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN