Các huyện vùng cao Hòa Bình thiệt hại do mưa lớn kéo dài

Từ ngày 14-19/7, tại tỉnh Hòa Bình có mưa to kéo dài trên diện rộng, nhiều nơi đã xảy ra ngập úng cục bộ, nhiều điểm sạt lở xuất hiện.

Trước những diễn biến phức tạp của thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Quang yêu cầu, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện trực ban 24/24h, giữ liên lạc với các cơ quan liên quan tại địa phương nắm bắt tình hình mưa, lũ, đôn đốc công tác báo cáo tình hình thiệt hại của các địa phương. Các đơn vị, địa phương theo dõi lượng mưa tại các trạm đo mưa tự động để chủ động triển khai các biện pháp, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Tính đến hết ngày 18/7, mưa lớn gây nhiều thiệt hại tại nhiều địa phương của tỉnh Hòa Bình, chẳng hạn: Huyện Kỳ Sơn có hơn 20 ha lúa bị ngập úng. Huyện Tân Lạc có hơn 10 ha ngô bị ngập, 2 điểm ta luy đường tại xã Mỹ Hòa và xã Địch Giáo bị sạt lở. Huyện Mai Châu có 6 tuyến đường bị sạt lở, trong đó nghiêm trọng là tuyến đường tỉnh 405 (Phúc Sạn - Ba Khan) bị sạt lở nhiều điểm với khối lượng đất đá ước tính 400 m3, gây ách tắc giao thông. Huyện Đà Bắc bị sập 100m2 mái chợ đầu mối nông sản...

Để khắc phục những thiệt hại do mưa bão gây ra, chính quyền các địa phương đã triển khai các biện pháp theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ), khẩn trương giúp các hộ dân chuyển sản phẩm nông sản đã thu hoạch lên nơi khô ráo; tổ chức bơm nước chống úng, tiêu thoát lũ tại các điểm ngập úng sâu; di chuyển các hộ dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn. Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hòa Bình trực tiếp đến hiện trường kiểm tra các điểm sạt lở, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức phân luồng đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông.

Thanh Hải (TTXVN)
Các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3
Các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, đến sáng 19/7 tại Nghệ An đã có trên 10.548 ha lúa, 3.712 ha ngô và rau màu, 570 ha ao nuôi thủy sản và nhiều diện tích cây trồng khác bị ngập trong nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN