Phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa

Bà Trần Thu Minh (Nghệ An) hỏi: Theo Thông tư 58/2016/TT-BTC thì địa phương có phải ban hành quy định phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ không, hay áp dụng theo phân cấp quản lý sử dụng tài sản quy định tại Luật Quản lý tài sản Nhà nước?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Đối với thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nếu đã được quy định cụ thể theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó thì việc phân cấp quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định pháp luật này, như:

- Đối với tài sản nhà nước: Thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật.

- Đối với chi ứng dụng công nghệ thông tin: Thực hiện theo quy định của Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ khác nếu không có văn bản quy định cụ thể về việc phân cấp quyết định mua sắm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
chinhphu.vn (Chinhphu.vn)
Quản lý tài sản công còn bị buông lỏng
Quản lý tài sản công còn bị buông lỏng

Thảo luận dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc sử dụng tài sản nhà nước và công tác quản lý thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, điển hình là công tác quản lý bị buông lỏng trong thời gian dài; việc sử dụng tài sản sai công năng, sai mục đích, gây lãng phí, thất thoát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN