Đồng bào dân tộc thiểu số hiểu biết về kiến thức pháp luật

Ngày 22/10, tại Trung tâm Văn hóa quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra vòng chung kết Hội thi tìm hiểu pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, làm việc trên địa bàn Thành phố.


Khán giả cổ vũ nhiệt tình trong vòng thi Chung kết.

Cuộc thi do Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố và Ban Dân tộc về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) giai đoạn 2014 – 2017 phối hợp tổ chức.

Vòng loại đã diễn ra từ tháng 8/2015, với 24 đội thi, gồm những ĐBDTTS đến từ các quận, huyện trên địa bàn. Đến vòng chung kết, còn 8 đội thi xuất sắc nhất, gồm các đội: Quận  4, Quận 7, Quận 10, Quận Thủ Đức, Tân Bình, Bình Thuận và huyện Nhà Bè, Cần Giờ.

Không khí tranh tài sôi nổi giữa các đội đã xuất hiện từ ngay phần thi đầu tiên là “Tự giới thiệu”, tiếp theo đó là phần thi “Hỏi đáp nhanh”, “Xử lý tình huống” cho đến phần thi cuối cùng là “Tiểu phẩm”. Qua các phần thi này, điều Ban giám khảo và khán giả tham dự đều thấy được những thành viên người ĐBDTTS của các đội đã thể hiện rất chuyên nghiệp, sáng tạo trong việc thể hiện kiến thức pháp luật.

Kết thúc các nội dung tranh tài, Ban tổ chức đã trao 3 giải nhất, nhì, ba và 5 giải khuyến khích cho cả 8 đội thi. Có thể nói, “giải thưởng” lớn nhất của cuộc thi này chính là sự thành công của nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật cho người ĐBDTTS sinh sống tại TP Hồ Chí Minh. Nhiều khán giả và ngay cả những người ĐBDTTS tham gia dự thi đều có chung một cảm nhận về sức “hấp dẫn”, sức “lan tỏa” để không chỉ tiếp nhận mà còn trực tiếp thể hiện kiến thức pháp luật của mình.

Trao giải cho các 8 đội đoạt giải trong vòng thi Chung Kết.

“Tôi chỉ là người lao động làm thuê ở địa phương và đây là lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi tìm hiểu về pháp luật. Trước giờ tôi không quan tâm và ít hiểu biết về pháp luật nhưng qua cuộc thi này tôi đã được hiểu biết thêm rất nhiều. Ở nơi tôi đang sinh sống có hơn 10 hộ người Chăm và hơn 40 hộ Khmer, sau kỳ thi này, bằng những kiến thức có được tôi sẽ tuyên truyền cho họ hiểu biết hơn về pháp luật, về các chủ trương của nhà nước chăm lo đời sống đồng bào thiểu số như thế nào”, ông Ab Dulhd Lim, đồng bao dân tộc Chăm, thành viên của đội thi huyện Cần Giờ chia sẻ.

Ông Ngô Văn Triển,Trưởng Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh cho rằng: “Tôi thấy rằng cách tuyên truyền tốt nhất và được gọi là thành công khi nội dung đó được truyền tải hấp dẫn người nghe. Do vậy, sau khi kết thúc vòng loại cuộc thi tìm hiểu pháp luật, Ban Dân tộc Thành phố đã ghi nhận rất nhiều ý kiến đóng góp nhiều tầng lớp nhân dân, đánh giá cao hiệu quả về hình thức “sân khấu hóa” trong việc tổ chức tuyên truyền pháp luật cho ĐBDTTS và mong muốn hình thức tuyên truyền này được tổ chức nhiều hơn nữa trong thời gian tới”.

Anh Đức
Bảo tồn kiến trúc Gu Bla  của đồng bào Cor
Bảo tồn kiến trúc Gu Bla của đồng bào Cor

Gu Bla (cây Gu) là một trong 3 công trình kiến trúc chính được dùng trong lễ hiến trâu của người Cor Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Trải qua thời gian, do lễ hội khá tốn kém, nên quy mô nhỏ lại, công trình kiến trúc độc đáo này có nguy cơ bị quên lãng. Huyện Trà Bồng nói riêng, tỉnh Quảng Ngãi nói chung, đã, đang có những chủ trương và hướng đi cụ thể nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Cor.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN