Trao chứng nhận 2 làng nghề Hà Nội gia nhập Mạng lưới sáng tạo thủ công thế giới

Tối 14/2 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận 2 làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên chính thức của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo Thế giới.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho biết: Thăng long, Hà Nội vốn nổi tiếng là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, là trung tâm văn hóa lớn nhất cả nước, không chỉ bởi với các di tích lịch sử, di sản văn hóa, mà còn bởi những làng nghề truyền thống vốn đã đi vào sử sách, thơ ca.

Chú thích ảnh
Trao chứng nhận 2 làng nghề Hà Nội gia nhập Mạng lưới sáng tạo thủ công thế giới.

Nhận thức sâu sắc về tiềm năng và giá trị của các Làng nghề, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, trong đó khẳng định ưu tiên phát triển làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống. Thành phố đã ban hành Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; phê duyệt Đề án tổng thể phát triển làng nghề giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời, có nhiều cơ chế, chính sách để bảo tồn và phát triển làng nghề.

Hiện nay, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước; với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Mỗi làng nghề đều mang bản sắc riêng, với những sản phẩm độc đáo theo phong cách văn hóa địa phương; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Nổi bật như các sản phẩm gốm sứ, dệt, thêu, ren, đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến nông sản...

“Hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc không chỉ là những biểu tượng của nghề thủ công truyền thống Việt Nam, mà còn là những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, kết tinh từ tài hoa cùng tâm huyết của các nghệ nhân, thợ giỏi. Trong thời gian tới, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Thủ công Thế giới để quảng bá rộng rãi hơn nữa những tinh hoa nghề thủ công của Hà Nội, cũng như thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề của Thủ đô”, ông Nguyễn Mạnh Quyền cho biết.

Ông Saad Al-Qaddumi, Chủ tịch Hội đồng Thủ công Thế giới khẳng định: "Hội đồng có sứ mệnh bảo tồn, phát huy và tôn vinh các nghề thủ công truyền thống, những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên khắp thế giới. Thông qua các sáng kiến như công nhận các thành phố và làng nghề thủ công thế giới, Hội đồng mong muốn đưa những giá trị văn hóa truyền thống trở thành động lực phát triển kinh tế địa phương, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa, tạo nên niềm tự hào cho cộng đồng".

“Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề truyền thống tại Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tinh xảo, được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế kỷ. Từ những sản phẩm gốm sứ tinh mỹ của Bát Tràng đến những tấm lụa mềm mại của Vạn Phúc, đây không chỉ đơn thuần là kế sinh nhai, mà còn là những biểu tượng sống động của văn hóa, sáng tạo và tinh thần kiên cường của người Việt Nam. Như nhiều cộng đồng thủ công khác trên thế giới, làng nghề Việt Nam đã trải qua vô vàn thử thách, thăng trầm của lịch sử, nhiều ngành nghề và làng nghề thủ công truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, chúng ta đã chứng kiến một cuộc hồi sinh và phát triển mạnh mẽ, minh chứng rõ nét cho tinh thần kiên trì, bền bỉ của con người Việt Nam”, ông Saad Al-Qaddumi cho biết.

Cũng nhân dịp này, Thành phố Hà Nội cũng khai mạc sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Chú thích ảnh
Nghi thức rước kiệu tổ nghề.
Chú thích ảnh
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội phát biểu tại chương trình.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Trình diễn làm nghề gốm.
Chú thích ảnh
Giới thiệu nghề làm diều sáo Đan Phượng, Hà Nội.
Chú thích ảnh
Giới thiệu sản phẩm giấy dó truyền thống phường Bưởi (Tây Hồ).
Chú thích ảnh
Trình diễn bánh cuốn Thanh Trì, đặc sản ẩm thực Hà Nội.
Chú thích ảnh
Du khách quốc tế tham quan trình diễn làng nghề thủ công Việt Nam.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Khu giới thiệu nghề thủ công thế giới.
Chú thích ảnh
Giới thiệu sản phẩm OCOP nghệ thuật tranh kính.
Tin, ảnh, clip: XC/Báo Tin tức
Mở hướng khai thác du lịch thám hiểm hang động Công viên địa chất Lạng Sơn
Mở hướng khai thác du lịch thám hiểm hang động Công viên địa chất Lạng Sơn

Chiều 14/2 tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức toạ đàm “Phát triển du lịch thám hiểm hang động Công viên địa chất Lạng Sơn”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN