Sản xuất nấm đông trùng hạ thảo sấy khô cần điều kiện gì?

Xin hỏi: Tôi đang sản xuất nấm đông trùng hạ thảo sấy khô dùng làm trà đông trùng hạ thảo thì có thuộc diện cấp giấy an toàn thực phẩm không? Cơ quan nào cấp?

Chú thích ảnh
Nấm Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Dư Toán/TTXVN

Trả lời: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 có quy định:

1. Đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018.

2. Về cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Nếu cơ sở sản xuất nấm đông trùng hạ thảo để dùng làm thực phẩm thông thường thì việc quản lý đối với cơ sở thuộc trách nhiệm của ngành nông nghiệp theo quy định tại Mục XVII Phụ lục III, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Cơ sở sản xuất sản phẩm phải chịu trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật tương ứng khi công bố mục đích sử dụng, công bố sản phẩm.

Nếu cơ sở sản xuất nấm đông trùng hạ thảo với mục đích làm dược phẩm, dược liệu thì thực hiện theo quy định của Luật Dược; cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì thuộc trách nhiệm của ngành y tế quản lý theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Minh Thy/Báo Tin tức
Cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo trên vùng núi Phia Đén
Cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo trên vùng núi Phia Đén

Sau một thời gian nghiên cứu, trồng thử nghiệm nấm đông trùng hạ thảo trong môi trường bán tự nhiên, đến nay, Công ty TNHH Kolia Cao Bằng đã trồng thành công loại nấm quý hiếm này trên vùng núi Phia Đén, thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Thành công này mở ra tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra giá trị kinh tế cao cho ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN