Vì sao Groupon suy thoái, còn Pinduoduo lại khởi sắc?

Groupon là mô hình mua chung theo nhóm, ra đời ở Mỹ từ năm 2008 đang có dấu hiệu sa sút về kinh doanh, trong khi đó mô hình tương tự Pinduoduo của Trung Quốc mới có 3 tuổi đời lại phất lên trông thấy. Nguyên nhân do đâu?

Chú thích ảnh

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Giáo sư Mandy Hu, Phó giáo sư của Khoa Marketing, Trường Kinh doanh thuộc Đại học Trung Quốc của Hồng Kông  (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) đã cố gắng để lý giải vềhiện tượng trên trên góc độ kinh nghiệm và hiểu biết của mình.

Được thành lập tại Mỹ vào năm 2008, Groupon là mô hình thương mại điện tử mua theo nhóm với giá của sản phẩm thường thấp hơn so với giá bán trên thị trường. Tuy nhiên, Groupon cũng bộc lộ một hạn chếlà đòi hỏi phải có đủ một sốlương người nhất định trong nhóm thì mới được hưởng mức giá ưu đãi đó. “Điểm bùng phát” (The tipping point ) chính là điểm xảy ra khi sốngười trong nhóm tham gia Groupon đạt đến ngưỡng sốlượng người yêu cầu.

Theo nhận xét chung, Groupon là một hình thức phát triển của thương mại điện tử, cụ thể là mô hình thứ 4 của thương mại điện tử – thế giới gọi tắt là B2T (Business To Team), sau B2B (Business To Business), B2C (Business To Customer), C2C (Customer To Customer).

Trong những năm gần đây, Groupon đã mất dần đi sức hấp dẫn của mình. Điều này được thể hiện qua việc doanh thu của Groupon liên tục giảm. Theo kết quả kinh doanh được công bốvào ngày 3/8/3018, doanh thu của Groupon giảm 7% so với cùng kỳ năm 2017. Ngược lại với Groupon, nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo của Trung Quốc lại có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Vào tháng 8/2018, Pinduoduo đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ và huy động được 1,6 tỷ USD. Chỉ trong vòng 3 năm, Pinduoduo đã phát triển nhanh chóng để trở thành website thương mại điện tử lớn thứ 3 ở Trung Quốc, chỉ sau Taobao của Alibaba và JD.com.

Giáo sư Mandy Hu đã nhận xét vềmột sốđiểm khác biệt lớn nhất giữa Pinduoduo và Groupon;

Thứ nhất, Pinduoduo cho phép người tiêu dùng của mình tự quyết định sản phẩm nào họ muốn tạo ra nhóm để được nhận sự giảm giá. Điều này đem lại cảm giác kiểm soát và tinh thần trách nhiệm. Người đứng đầu nhóm (khởi xướng ra nhóm) có động cơ để thuyết phục các bạn của mình cùng nhau mua một loại sản phẩm. Và lần sau việc thuyết phục bạn cùng mua dễ dàng hơn lần trước rất nhiều. Chính ảnh hưởng này của mạng xã hội tạo ra “coupon xã hội” đích thực (điều này không hềxảy ra với Groupon)

Thứ hai, một mô hình “coupon xã hội” tốt không chỉ tạo ra nhóm của những người cùng được hưởng mức giảm giá vềsốlượng. Điều này tương đương như việc thuyết phục các khách hàng tự nguyện lập nhóm để cùng được hưởng mức giảm giá vềsốlượng. Trong trường hợp của Pinduoduo, mọi người đều hành động một cách tự nguyện như người bán hàng của sản phẩm cho các bạn hoặc người quen của mình. Đây chính là lý do bà giáo sư Mandy Hu coi là mô hình thành công trong việc tạo ra “coupon xã hội” đích thực.

Thứ ba, yếu tốvăn hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong thành công của Pinduoduo.

Giáo sư Mandy Hu nhấn mạnh: “Trung Quốc có nền văn hóa dựa trên tính tập thể và tính tuân thủ, kỷ luật. Chính hai đặc tính này khiến cho người dân Trung Quốc muốn mua cùng sản phẩm như các bạn mình”.

Được biết, trước đây, Giáo sư Mandy Hu đã từng công bốcông trình điều tra có tựa đề: “The ‘tipping point’ feature of social coupons: An empirical investigation”(tạm dịch: Đặc tính ‘điểm bùng phát’ của phiếu giảm giá (coupon) xã hội –  nghiên cứu mang tính thực nghiệm).

Công trình điều tra này được thực hiện với sự cộng tác của hai giáo sư Russel S. Winer, William H. Joyce của Khoa Marketing của Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York (Mỹ). Đây là lần đầu tiên, một công trình điều tra mang tính thực nghiệm sử dụng các dữ liệu truy cập online ở góc độ từng cá nhân, từ đó điều tra, phân tích cách ứng xử của người tiêu dùng trong website mua theo nhóm.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ba bộ dữ liệu dựa trên các dữ liệu vềhành vi ứng xử; các đặc điểm của việc giao dịch buôn bán và đặc điểm nhân khẩu học. Tổng dữ liệu có khích cỡ 28,2 GB chứa tổng cộng 156.425.702 thông tin liên quan đến giao dịch. Có tổng cộng 186.756 cá nhân đã truy cập vào website của Groupon ít nhất một lần trong thời gian thực hiện điều tra (trong 3 tháng từ tháng 1 đến hết tháng 3/2011). Tuy nhiên, phần lớn trong sốnày chỉ truy cập vào website mà không hềmua bất kỳ mặt hàng nào. Các nhà nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật tính toán thiên vềmặt xã hội để trích xuất các thông tin chi tiết trên các trang web dựa trên URL của Groupon để theo dõi cách ứng xử của từng cá nhân người tiêu dùng.

Các công trình nghiên cứu trước đây đều nhìn nhận mô hình kinh doanh của Groupon như là sự kết hợp của 2 đặc tính: các giao dịch hàng ngày và các giao dịch mua theo nhóm. Trước đây, website của  Groupon chứa 3 mẩu thông tin quan trọng nhất; thứ nhất là điểm bùng phát (người mua đạt một sốlượng nhất định cần thiết để người bán chấp nhận sự giảm giá; thứ hai, sốngười đã từng mua hàng trước đây tiếp tục tham gia mua và thứ ba là các đường link cho phép người sử dụng chia sẻ giao dịch mua bán với những người khác. Việc sử dụng hai điểm đầu tạo ra một dạng của hợp đồng đảm bảo.

Khi nghiên cứu vềcách ứng xử referral (ref.- lời giới thiệu) trong mối liên quan tới “điểm bùng phát”, các nhà nghiên cứu nhận thấy, số lượng ref cho các giao dịch Groupon không hềcao. Chỉ có 872 ref. trong tổng số 114.459 các lần xem giao dịch (chỉ chiếm 0,76%); trong số10.989 giao dịch mua thành công, thì chỉ có 207 ref. (chỉ chiếm 1,88%).

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhận thấy giữa 114.549 các giao dịch được người tiêu dùng xem, chỉ có 2% là lời giới thiệu các nhân thông qua email, Facebook hay Twitter; trong khi có tới 49,7 % có nguồn gốc từ e-newsletter xuất bản hàng ngày được Groupon gửi cho các người đăng ký dịch vụ này.

Các tài liệu tham khảo:

Hu, Mantian Mandy, Russell S Winer. 2016. The “Tipping Point” Feature of Social Coupons: An Empirical Investigation. International Journal of Research in Marketing.

Toàn bộ bài báo này đã được Trường Kinh doanh của Đại học CUHK xuất bản lần đầu tại website China Business Knowledge (CBK): https://bit.ly/2Dglu6K.

Thông tin về Trường Kinh doanh của Đại học CUHK

Trường Kinh doanh của CUHK gồm 2 trường chuyên đào tạo hai ngành là kếtoán; quản trị du lich và khách sạn, cùng 4 khoa là các ngành khoa học phục vụ việc ra quyết định và kinh tếquản lý (nguyên văn tiếng Anh là Decision Sciences and Managerial Economics), tài chính, quản lý và marketing. Được thành lập năm 1963 tại Hồng Kông, đây là đại học đào tạo kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân vềquản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ vềquản trị kinh doanh (MBA), thạc sỹ vềquản trị kinh doanh cao cấp (EMBA). Hiện tại, trường đang có 8 chương trình đào tạo cử nhân và 20 chương trình đào tạo cao học (thạc sỹ và tiến sỹ).

Theo xếp hạng các trường đào tạo MBA trên thếgiới của tờ Financial Times là Financial Times Global MBA Ranking 2018, Trường Kinh doanh của Đại học CUHK đứng ở vị trí thứ 43; theo xếp hạng của Financial Times Global EMBA Ranking 2017, trường được xếp ở vị trí thứ 32 trên thếgiới. Với hơn 35.000 cựu sinh viên tốt nghiệp (alumni), Trường Kinh doanh của Đại học CUHK là trường đại học có nhiều cựu sinh viên nhất ở Hồng Kông. Nhiều người trong sốđó hiện là những nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nổi tiếng. Trường Kinh doanh của Đại học CUHK hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và cao học với Hiệu trưởng là Giáo sư Kalok Chan.

Thông tin chi tiết có tại địa chỉ www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc trên các mạng xã hội Facebook  www.facebook.com/cuhkbschool và LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680/

Media OutReach Corporate News

Kiều bào về nước đầu tư kinh doanh  ngày càng nhiều
Kiều bào về nước đầu tư kinh doanh ngày càng nhiều

Chiều 24/1, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức “Họp mặt kiều bào mừng Xuân Kỷ Hợi 2019” với sự tham dự của hơn 800 kiều bào từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về đón Tết tại quê nhà.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN