Là giáo sư luật và từng là Hiệu trưởng của Trường Luật thuộc Đại học New York, ông John Sexton là tác giả của cuốn sách hàng đầu của Mỹ về thủ tục tố tụng dân sự cũng như một số cuốn sách khác, bao gồm: Baseball as a Road to God: Seeing Beyond the Game (tạm dịch Môn bóng chày như con đường đến với Chúa: Nhìn xa hơn là một trò chơi) và Standing for Reason: The University in a Dogmatic Age (tạm dịch: Đấu tranh vì lý trí: Trường đại học trong thời đại giáo điều). Nhân dịp này, Giáo sư John Sexton sẽ được trao tặng bằng Tiến sĩ Nhân văn danh dự của AUW.
Cũng trong dịp này, ba người khác cũng sẽ nhận được bằng danh dự của AUW. Đó là bà Andrea Schenker-Wicki, quốc tịch Thụy Sĩ, từng là Chủ tịch của Đại học Basel, sẽ được nhận bằng Tiến sĩ Luật danh dự; bà Gita Gopinath, sinh ra ở Kolkata và là nữ kinh tế gia trưởng đầu tiên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF (nơi bà đang đảm nhiệm chức vụ sau khi đã từng là Giáo sư Kinh tế và Nghiên cứu Quốc tế John Zwaanstra tại Đại học Harvard) sẽ được nhận bằng Tiến sĩ Luật danh dự; và cô Meesha Shafi, nữ diễn viên kiêm ca sĩ nổi tiếng người Pakistan, người đã có bộ phim đầu tiên của mình ở kinh đô điện ảnh Hollywood (Mỹ) có tựa đề A Reluctant Fundamentalist (tạm dịch Một người theo trào lưu chính thống một cách miễn cưỡng) cũng sẽ được nhận bằng Tiến sĩ Nghệ thuật danh dự.
AUW hy vọng 123 sinh viên đến từ 12 quốc gia sẽ tốt nghiệp tại Lễ khai trường lần thứ 8. Lễ khai trường AUW lần thứ 8 sẽ do Chủ tịch AUW, bà Cherie Blair, người được tặng Huân chương CBE – một huân chương cao quý của Vương quốc Anh và Chủ tịch Hội đồng quản trị AUW, Tiến sĩ Dipu Moni (cũng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Bangladesh) chủ trì. Giáo sư Nirmala Rao, Hiệu trưởng AUW sẽ điều hành chương trình.
Thông tin về Trường đại học châu Á dành cho phụ nữ (Asian University for Women – AUW)
Được thành lập vào năm 2008 và có trụ sở tại Chittagong, Bangladesh, AUW là đại học đầu tiên thuộc loại này: một tổ chức khu vực dành riêng cho giáo dục và phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ – có tầm nhìn quốc tế nhưng bắt nguồn từ bối cảnh và nguyện vọng của người dân châu Á. AUW chuyên tuyển đối tượng là nữ thanh niên có tiềm năng học tập, thể hiện lòng can đảm và sự phẫn nộ trước tình trạng bất công, đồng thời luôn đồng cảm với nỗi khổ, khó khăn của đồng loại.
Hiện có gần 900 sinh viên đến từ 18 quốc gia gồm Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Myanmar, Nepal, Pakistan, Palestine, Senegal, Sri Lanka, Syria, Timor Leste, Việt Nam và Yemen đang theo học tại AUW. Hơn 85% sinh viên AUW được nhận học bổng toàn phần hoặc ở mức gần như toàn phần từ nguồn tài trợ của những người ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới. Đã có hơn 800 sinh viên tốt nghiệp đại học tại AUW. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp AUW (khoảng 85%) đều có việc làm trong khu vực công và tư nhân ở quê nhà, trong khi khoảng 25% tiếp tục theo đuổi nghiên cứu sau đại học tại các tổ chức giáo dục đại học có uy tín trên thế giới, bao gồm Oxford, Stanford, Columbia, New York University, Duke, Surrey, SOAS và Ewha…
Để tìm hiểu thêm về AUW, hãy truy cập https://asian-university.org/