Gián đoạn kinh doanh và thảm họa thiên tai vẫn là rủi ro hàng đầu đối với các công ty Trung Quốc

THƯỢNG HẢI, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Ngày 21 tháng 1 năm 2020 – Theo Báo cáo Allianz Risk Barometer 2020 (tạm dịch Áp kế đo độ rủi ro năm 2020 của Allianz), trong năm thứ ba liên tiếp, tình trạng gián đoạn kinh doanh (Business Interruption – BI, với 30% phản hồi) là rủi ro kinh doanh lớn nhất đối với các công ty Trung Quốc.

Thảm họa thiên tai đứng ở vị trí thứ 2 (với 26% phản hồi), trong khi sự cố an ninh mạng và phát triển thị trường cùng nằm tại vị trí rủi ro thứ 3 (với 24% phản hồi). Cuộc khảo sát hàng năm về rủi ro kinh doanh toàn cầu do Allianz Global Corporate & Special (AGCS) thực hiện kết hợp với quan điểm của 2.718 chuyên gia, bao gồm các giám đốc điều hành (CEO), các nhà quản lý rủi ro, môi giới và chuyên gia bảo hiểm. tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Gián đoạn kinh doanh là rủi ro không thể chối cãi, với những nguyên nhân mới

Sau 7 năm luôn là rủi ro hàng đầu trên toàn cầu, gián đoạn kinh doanh đã tụt xuống vị trí thứ 2, nhưng vẫn duy trì vị thế là rủi ro hàng đầu ở Trung Quốc, nơi báo cáo phản ánh xu hướng tiếp tục đối với tổn thất do gián đoạn kinh doanh lớn hơn và phức tạp hơn. Nguyên nhân đang trở nên đa dạng hơn bao giờ hết, từ hỏa hoạn, các vụ nổ hoặc thảm họa tự nhiên cho tới các chuỗi cung ứng kỹ thuật số hoặc thậm chí là bạo lực chính trị. Tại Australia, tổng thiệt hại và thiệt hại kinh tế do hỏa hoạn gây ra từ tháng 9 năm 2019 và đến năm 2020 ước tính trị giá 110 tỷ USD [theo https://www.accuweather.com/en/business/australia-wildfire-damages-and-losses-figure-to-reach-5-billion-to-6-billiob-accuweather-estimates/657235].

Các doanh nghiệp cũng ngày càng tiếp xúc với tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tình trạng bạo loạn, bất ổn dân sự hoặc các vụ tấn công khủng bố. Tình trạng biểu tình và bất ổn dân sự ở Hồng Kông đã dẫn đến thiệt hại về tài sản, gián đoạn kinh doanh và mất thu nhập chung cho cả các công ty địa phương và các công ty đa quốc gia, khi nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa trong nhiều tháng, khách hàng và khách du lịch đều cố tránh xa hoặc nhân viên không thể đến nơi làm việc của mình do lo ngại về an toàn. Hậu quả là, một sự gián đoạn kinh doanh gây tổn hại về tài chính rất cao.

Thảm họa thiên tai vẫn là một nguy cơ hàng đầu

Những cơn bão tàn phá ở châu Á và những trận cháy rừng kỷ lục, trên diện rộng ở Australia là một vài trong những thảm họa đã gây sự chú ý của các phương tiện truyền thông toàn cầu vào các tháng cuối năm 2019. Tuy nhiên, thiệt hại kinh tế từ các thảm họa thiên tai có xu hướng giảm 20% mỗi năm xuống còn khoảng 133 tỷ USD (con số năm 2019).

Trong những năm gần đây, các thảm họa thiên tai không liên quan đến thời tiết chẳng hạn như động đất hoặc sóng thần đã hiếm xuất hiện và do đó, tầm quan trọng của những rủi ro này đã giảm trong báo cáo rủi ro của Allianz. Ông Patrick Zeng, Giám đốc điều hành (CEO) của AGCS khu vực Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macau vẫn cảnh báo: “Tuy nhiên, rủi ro thiên tai nằm trong 3 rủi ro hàng đầu ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng bất thường về khí tượng, địa vật lý, khí hậu và thủy văn”.

Rủi ro an ninh mạng tiếp tục gia tăng

Nhận thức về các mối đe dọa trên mạng đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, do sự phụ thuộc ngày càng tăng của các công ty vào hệ thống dữ liệu, công nghệ thông tin và một số sự cố cấp cao. Các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức của các vi phạm dữ liệu lớn hơn và đắt tiền hơn, sự gia tăng các sự cố ransomware và giả mạo, cũng như triển vọng của các khoản phạt hoặc kiện tụng do quyền riêng tư sau sự kiện. Một vụ vi phạm dữ liệu lớn ─ liên quan đến hơn một triệu hồ sơ bị xâm nhập ─ hiện có giá trung bình 42 triệu USD, tăng 8% mỗi năm [theo IBM Security, Ponemon, Cost Of A Data Breach Report 2019]. Ông Marek Stanislawski, Phó giám đốc toàn cầu phụ trách mảng an ninh mạng của AGCS nhận xét: “Các sự cố đang trở nên tai hại hơn, ngày càng nhắm vào các công ty lớn, với các cuộc tấn công tinh vi và yêu cầu tống tiền quá lớn. 5 năm trước, một đòi hỏi về xử lý ransomware thông thường mất hàng chục ngàn USD, còn bây giờ con số này có thể lên tới hàng triệu USD”.

Nhu cầu tống tiền chỉ là một phần của bức tranh. Các công ty có thể chịu tổn thất gián đoạn kinh doanh lớn do không có dữ liệu quan trọng, hệ thống hoặc công nghệ, thông qua một trục trặc kỹ thuật hoặc vụ tấn công mạng. Ông Marek Stanislawski cho biết thêm: “Nhiều sự cố là kết quả do lỗi của con người và có thể được giảm thiểu bằng các khóa đào tạo nâng cao nhận thức của nhân viên, mà điều này chưa phải là thông lệ thường xuyên ở các công ty”.

Ông Patrick Zeng bổ sung: “Với việc Trung Quốc bị kẹt trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ mà dường như khó có thể sớm được giải quyết dứt điểm một cách hoàn toàn, thì các nhà quản lý rủi ro ở nước này lo ngại về tác động của nó đối với việc gián đoạn kinh doanh, vì tính chất không thể đoán trước của thông báo thuế quan đã gây khó khăn cho việc lập kế hoạch chính xác cho tương lai. Điều đáng chú ý là, rủi ro an ninh mạng lần đầu tiên đã lọt vào top 3 ở Trung Quốc, khi các doanh nghiệp ở đây ngày càng ý thức cao, rõ ràng về những rủi ro phi truyền thống”.

Cũng ở vị trí thứ ba, việc phát triển thị trường cũng là một rủi ro chính đối với các công ty Trung Quốc. Năm 2019 được đặc trưng bởi sự biến động cao của thị trường và hiện tượng này sẽ tiếp tục xảy ra trong năm 2020. Theo ông Ludovic Subran, Kinh tế gia trưởng của Allianz, những bất ổn gây ra bởi xung đột thương mại và rủi ro chính trị sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường. Mức tăng trưởng thấp – mức lạm phát thấp có thể che giấu sự truyền qua trực tiếp nhiều hơn từ rủi ro chính trị đến các thị trường tài chính và nhu cầu để quản lý các tác động tiêu cực từ bên ngoài của các nhà hoạch định chính sách mang tính can thiệp.

Ông Ludovic Subran cho biết thêm: “Biến động lớn hơn từ cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung sẽ giữ đồng dollar mạnh. Đồng nhân dân tệ sẽ mất giá hơn nữa. Một thế giới phân mảnh hơn cũng có nghĩa là giá cả hàng hóa, tiền tệ và dòng vốn đều dễ biến động đối với các thị trường mới nổi”.

Biến đổi khí hậu mang lại nhiều rủi ro phức tạp hơn 

Biến đổi khí hậu là một rủi ro có sự gia tăng lớn, xuất hiện lần đầu trong top 10, xếp ở vị trí thứ 5 tại Trung Quốc. Các chuyên gia quản lý rủi ro ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Australia, Hồng Kông, Ấn Độ và Indonesia đã nhin nhận, đánh giá và xếp hạng như vậy về rủi ro này. Các vụ cháy rừng đang diễn ra nhấn chìm nhiều khu vực của Australia trong biển lửa, cũng như cơn lũ lụt nghiêm trọng mới đây ở Jakarta chắc chắn đã gây ra hậu quả rất tai hại cho các doanh nghiệp.

Sự gia tăng thiệt hại vật chất là điều mà các doanh nghiệp sợ nhất (với 49% phản hồi) khi nước biển dâng, hạn hán kéo dài, bão táp dữ dội và lũ lụt lớn đe dọa các nhà máy và các tài sản khác của doanh nghiệp, cũng như các cơ sở năng lượng và kết cấu hạ tầng giao thông. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng lo ngại về các ảnh hưởng xấu liên quan hoạt động sản xuất – kinh doanh (với 37% phản hồi), chẳng hạn như việc phải di dời các cơ sở và các tác động tiềm năng của thị trường và quy định về chính sách mới (với lần lượt 35% và 33%). Các công ty có thể phải chuẩn bị cho nhiều vụ kiện tụng trong tương lai – các trường hợp biến đổi khí hậu nhắm vào “các chuyên ngành carbon” đã được đưa ra ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hầu hết các vụ kiện tụng đều tập trung ở Mỹ.

Ông Chris Bonnet, Trưởng Bộ phận Dịch vụ kinh doanh ESG (Environmental, Social and corporate Governance – Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp) của AGCS cho biết: “Có sự nhận thức ngày càng tăng giữa các công ty rằng, các tác động tiêu cực của tình trạng trái đất nóng lên trên 2 độ C sẽ có tác động mạnh đến kết quả cuối cùng, hoạt động kinh doanh và danh tiếng. Thất bại trong hành động sẽ kích hoạt hành động pháp lý và ảnh hưởng đến các quyết định từ khách hàng, cổ đông và đối tác kinh doanh. Do đó, mọi công ty phải xác định vai trò, lập trường và tốc độ can thiệp của mình đối với quá trình biến đổi khí hậu – và các nhà quản lý rủi ro cần đóng vai trò chính trong quá trình này, cùng với các chức năng khác”.

Thông tin thêm về những phát hiện của Allianz Risk Barometer 2020 có sẵn tại đây:

  • Top 10 rủi ro kinh doanh trên toàn cầu
  • Báo cáo đầy đủ
  • Kết quả của từng nước và từng lĩnh vực
 
Thông tin về Allianz Global Corporate & Specialty

Allianz Global Corporate & Specialty (AGCS) là một công ty bảo hiểm doanh nghiệp hàng đầu thế giới và là đơn vị kinh doanh chủ chốt của Allianz Group. AGCS cung cấp tư vấn rủi ro, giải pháp bảo hiểm tài sản-tai nạn và chuyển giao rủi ro thay thế cho một loạt các rủi ro thương mại, doanh nghiệp và đặc biệt trên 12 ngành, nghề kinh doanh chuyên dụng.

Khách hàng của AGCS rất đa dạng, từ các công ty có trong Danh sách Fortune Global 500 đến các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Trong số đó, không chỉ có các thương hiệu tiêu dùng lớn nhất thế giới, các công ty công nghệ, ngành hàng không và vận chuyển toàn cầu, mà còn có các nhà máy sản xuất rượu vang, nhà điều hành vệ tinh hoặc sản xuất phim Hollywood. Tất cả họ đều trông chờ vào AGCS để có câu trả lời thông minh cho những rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất của họ trong môi trường kinh doanh đa quốc gia năng động và tin tưởng AGCS cung cấp trải nghiệm giải quyết khiếu nại, yêu cầu bồi thường một cách nổi bật, theo cách thấu tình đạt lý.

Trên phạm vi toàn cầu, AGCS hoạt động với các nhóm riêng của mình tại 33 quốc gia và thông qua mạng lưới Allianz Group và các đối tác tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 4.400 người. Là một trong những đơn vị bảo hiểm Tài sản-Thương vong lớn nhất của Allianz Group, AGCS được hỗ trợ bởi xếp hạng tài chính mạnh mẽ và ổn định. Năm 2018, doanh thu từ phí bảo hiểm trên toàn thế giới của AGCS đạt 8,2 tỷ euro.

Media OutReach Corporate News
Quy định mới về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Quy định mới về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN