Các trường đại học ở châu Á – Thái Bình Dương tăng tốc đổi mới bằng trí tuệ nhân tạo

SINGAPORE – Media OutReach – Microsoft châu Á và Tập đoàn IDC châu Á – Thái Bình Dương đã công bố những phát hiện cụ thể cho ngành giáo dục trong công trình nghiên cứu có tựa đề Future Ready Skills: Assessing APAC Education Sector’s Use of AI (Cỹ năng sẵn sàng trong tương lai: Đánh giá việc sử dụng trí tuệ nhân tạo của ngành giáo dục ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương) (1). Nghiên cứu này phát hiện ra rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp tăng gấp đôi tỷ lệ cải tiến đổi mới cho các cơ sở giáo dục đại học.

Với kết quả của sinh viên là một thước đo hiệu suất chính cho các trường đại học, nhiều người đang chuyển sang tận dụng dữ liệu để tăng cường hiểu biết sâu sắc và cải thiện kết quả. Ông Larry Nelson, Tổng giám đốc phụ trách giáo dục khu vực, Microsoft châu Á cho biết: “Đối với nhiều tổ chức, hiệu suất của sinh viên có tác động trực tiếp đến thứ hạng. AI có thể là công cụ giúp quản lý kết quả tốt hơn và đảm bảo sự đổi mới liên tục để tối ưu hóa hoạt động và tăng cường sự tham gia của sinh viên, vì nó làm giảm công việc chuyên sâu giữa các giảng viên và nhân viên hành chính. Trên thực tế, chúng tôi thấy rằng 3 trong số 4 nhà quản lý giáo dục đồng ý rằng, AI sẽ có khả năng cạnh tranh trong 3 năm tới. Tuy nhiên, chỉ có 32% các tổ chức giáo dục ở châu Á – Thái Bình Dương đã bắt đầu hành trình AI của họ”.

Dựa trên nghiên cứu, các động lực hàng đầu khiến các nhà lãnh đạo giáo dục áp dụng AI bao gồm sự tham gia nhiều hơn của sinh viên, có nhiều quỹ trợ cấp giáo dục hơn và đổi mới nhanh hơn. Đối với các tổ chức đã áp dụng AI, họ đã thấy sự cải thiện trong khoảng từ 11% đến 28% hiện nay trong các lĩnh vực nhận tài trợ cao hơn, tăng tốc đổi mới, khả năng cạnh tranh cao hơn, nâng cao hiệu quả và thu hút sinh viên tốt hơn. Đến năm 2021, các tổ chức giáo dục có AI sẽ trải qua bước nhảy lớn nhất về kinh phí cao hơn, dự kiến sẽ tăng 3,7 lần, cao hơn hầu hết các ngành công nghiệp ở châu Á – Thái Bình Dương.

AI cải thiện kinh doanh hiện nay và sau ba năm.

Phát triển vị thế công dân toàn cầu là vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia và cũng là một trong những ưu tiên chính của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều sinh viên không tận dụng những cơ hội này, vì họ có thể đã cố tình trì hoãn tham gia các lớp họ cần để tốt nghiệp. Đại học Hokkaido là một trong những trường đại học hàng đầu tại Nhật Bản phục vụ hơn 17.000 sinh viên và Khoa Kỹ thuật của Đại học này đã bắt đầu hành trình AI của mình như một phần trong nhiệm vụ khuyến khích sinh viên đi du học ở nước ngoài. 

Trong nỗ lực loại bỏ trở ngại ngại du học và đóng góp cho trải nghiệm ở nước ngoài tốt hơn, trường đại học đã phát triển một hệ thống học tập điện tử dựa trên Microsoft Azure cho phép sinh viên theo kịp các khóa học như vậy tại nhà. Với việc tận dụng khả năng AI và tự động hóa, hệ thống này đã giúp trường đại học mở rộng khả năng tiếp cận của sinh viên, mở rộng năng lực, sắp xếp khóa học chuẩn bị từ vài ngày đến vài giờ và tăng cường bảo mật – thay đổi trải nghiệm học tập ở nước ngoài.

Giáo sư Yukinori Kobayashi, Tiến sĩ Kỹ thuật và Giám đốc của Trường Kỹ thuật thuộc Đại học Hokkaido cho biết: “Hệ thống học tập điện tử dựa trên Azure của chúng tôi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sinh viên, những người có thể truy cập các khóa học từ máy tính để bàn (PC), Android, iOS và các thiết bị khác. Điều này mang lại cho họ trải nghiệm giáo dục thú vị và thuận tiện hơn”.

Nghiên cứu đã đánh giá 6 khía cạnh đóng góp cho sự sẵn sàng AI của ngành giáo dục và cho rằng, các tổ chức giáo dục của châu Á – Thái Bình Dương cần tập trung vào Chiến lược và Đầu tư, Văn hóa và Dữ liệu của mình. Ngành giáo dục hiện đang tụt hậu về Dữ liệu, Chiến lược và Đầu tư, cũng như Văn hóa, khi so sánh với sự sẵn sàng về AI nói chung của châu Á – Thái Bình Dương. Điều này cho thấy rằng, cần phải làm nhiều việc hơn cho các lĩnh vực cụ thể này để các tổ chức giáo dục duy trì tính cạnh tranh.

1.     Dữ liệu: Các tổ chức giáo dục cần phải làm việc về tính khả dụng, chất lượng và quản trị dữ liệu hiện có. Độ sẵn sàng dữ liệu là một vấn đề quan trọng đối với các tổ chức giáo dục. Ngày nay, dữ liệu trong các cơ sở giáo dục đại học được lưu trũ, với việc sử dụng ở mức hạn chế các nền tảng đám mây cho phép khả năng mở rộng. Các viện cũng phải đối mặt với các vấn đề về tính kịp thời và chất lượng dữ liệu từ các nguồn và thiếu thực hành quản trị để đảm bảo niềm tin trong việc sử dụng dữ liệu.

2.     Chiến lược và Đầu tư: Các tổ chức giáo dục cần đánh giá phân bổ đầu tư để hỗ trợ chiến lược AI của họ  

Để các tổ chức giáo dục gặt hái những lợi ích của AI, họ phải có một chiến lược AI hợp lý để giúp cải thiện khả năng sẵn sàng AI của họ. Với điều này, họ cũng cần xem xét các chiến lược đầu tư có thể được phân bổ để hỗ trợ các nỗ lực AI trong toàn bộ tổ chức. 

3.     Văn hóa: Những đặc điểm cần thiết cho việc áp dụng AI thiếu trong các cơ sở giáo dục

Hơn một nửa số nhân viên giáo dục và gần một nửa các nhà lãnh đạo giáo dục được khảo sát tin rằng, các đặc điểm và hành vi văn hóa là không phổ biến trong tổ chức của họ ngày nay. Ví dụ, 67% nhân viên và 46% lãnh đạo giáo dục không đồng ý rằng nhân viên được trao quyền để chấp nhận rủi ro và hành động với tốc độ và sự nhanh nhẹn trong tổ chức.

Ông Victor Lim, Phó chủ tịch phụ trách Bộ phận hoạt động tư vấn của IDC châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Để các tổ chức giáo dục khai thác triệt để sức mạnh của AI, thì họ sẽ cần nỗ lực phát triển chiến lược AI có thể giúp tích hợp tốt hơn các yếu tố AI trong các lĩnh vực khác nhau của tổ chức. Để làm như vậy, trước tiên họ cần có dữ liệu tốt hơn và luôn sẵn sàng cho việc này. Cuối cùng, văn hóa là chìa khóa quan trọng để giúp nuôi dưỡng tư duy AI. Các nhà lãnh đạo giáo dục sẽ cần phát triển văn hóa đổi mới và trao quyền cho nhân viên của họ làm việc một cách nhanh nhẹn”.

Kỹ năng AI cần thiết cho tương lai của ngành giáo dục

Cả lãnh đạo và nhân viên trong ngành giáo dục đều tích cực về tác động của AI đối với công việc. Đa số các nhà lãnh đạo giáo dục (61%) và nhân viên (61%) tin rằng, AI sẽ giúp thực hiện công việc hiện tại của họ tốt hơn hoặc giảm các nhiệm vụ đơn điệu, lặp đi lặp lại. Ngoài ra, cả hai đối tượng này đều lạc quan về tác động mà AI sẽ mang lại cho công việc của họ, với 21% các nhà lãnh đạo giáo dục tin rằng, AI sẽ tạo ra việc làm mới, trong khi 13% nhân viên đồng ý như vậy.o

 

Tuy nhiên, theo các nhà lãnh đạo giáo dục, các kỹ năng cần thiết cho một tương lai AI đang thiếu. Ba kỹ năng hàng đầu được xác định sẽ đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung trong 3 năm tới bao gồm:

Kỹ năng công nghệ thông tin và lập trình

Kỹ năng kỹ thuật số

Kỹ năng định lượng, phân tích và thống kê

Nghiên cứu cũng lưu ý rằng, có sự bất đồng với nhận thức của các nhà lãnh đạo giáo dục về sự sẵn sàng của nhân viên giáo dục. Mặc dù các nhà lãnh đạo giáo dục nhận thấy rằng, cần phải có những nỗ lực khẩn cấp để đào tạo lực lượng lao động sẵn sàng cho AI, nhưng họ không hoàn toàn tin rằng, nhân viên của họ cam kết được đào tạo lại. Dựa trên nghiên cứu, 26% các nhà lãnh đạo giáo dục cảm thấy rằng, nhân viên không có hứng thú với việc tiếp cận, nhưng chỉ có 11% nhân viên không có hứng thú.

Ông Larry Nelson chia sẻ: “Công tác quản lý giáo dục cần hiểu rõ hơn về đội ngũ nhân viên của họ và ưu tiên các nỗ lực tiếp cận để giải quyết vấn đề thiếu hụt kỹ năng. Chỉ sau đó, họ mới có thể đưa các tổ chức tương ứng của mình tiến tới một tương lai AI và đạt được kết quả tốt hơn cho sinh viên”.

Những phát hiện quan trọng được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh châu Á về Giáo dục và Kỹ năng (Asian Summit on Education and Skills – ASES) tổ chức tại Bangalore, Ấn Độ từ ngày 22 đến 24/9/2019. ASES là sự kiện hàng đầu dành riêng cho lĩnh vực giáo dục và kỹ năng, nơi Microsoft đã là đối tác sáng lập cho 6 lần tổ chức sự kiện.

Hội nghị thường niên tập hợp các nhà lãnh đạo hệ thống giáo dục, các nhà hoạch định chính sách và đại diện của tổ chức giáo dục quan trọng từ khắp châu Á để thảo luận về những thách thức và cơ hội trong việc hoạch định và thực thi chính sách trong lĩnh vực này. ASES có sự tham dự của các phái đoàn cấp cao và lãnh đạo giáo dục nổi tiếng từ Ấn Độ, và các đại biểu từ hơn 15 quốc gia.

Để tìm hiểu về cách AI có thể tạo ra sự khác biệt trong lĩnh vực giáo dục, hãy truy cập https://news.microsoft.com/apac/education-asia/

(1) Thông tin thêm về nghiên cứu Future Ready Skills: Assessing APAC Education Sector’s Use of AI (Các kỹ năng sẵn sàng trong tương lai: Đánh giá việc sử dụng trí tuệ nhân tạo của ngành giáo dục ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương).

  • Có 207 lãnh đạo và 150 nhân viên của ngành giáo dục đã tham gia vào nghiên cứu này trong tổng số 1.605 lãnh đạo doanh nghiệp và 1.585 nhân viên các ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp: Lãnh đạo doanh nghiệp và công nghệ thông tin đến từ các tổ chức có hơn 250 nhân viên trở lên đã được thăm dò ý kiến. Những người được hỏi là những người có quyền ra quyết định liên quan đến việc định hình chiến lược kinh doanh và kỹ thuật số của tổ chức của họ.
  • Nhân viên: Những người được hỏi được sàng lọc có hiểu biết về trí tuệ nhân tạo ngày nay và không đóng vai trò trong quá trình ra quyết định trong tổ chức của họ.
  • 15 thị trường châu Á – Thái Bình Dương đã tham gia gồm: Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Thông tin về Microsoft

Microsoft (có mã chứng khoán giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Nasdaq, New York, Mỹ là “MSFT” @microsoft) là công ty năng suất và nền tảng công nghệ hàng đầu cho thế giới trên nền tảng di động. Nhiệm vụ của Microsoft là tạo điều kiện cho mọi cá nhân và tổ chức trên thế giới nhằm mục tiêu đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.

Media OutReach Corporate News
Trí tuệ nhân tạo có khả năng chẩn đoán ung thư như bác sĩ chuyên khoa
Trí tuệ nhân tạo có khả năng chẩn đoán ung thư như bác sĩ chuyên khoa

Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chẩn đoán ung thư hiệu quả tương đương với chuyên gia y tế. Tuy nhiên, không có đủ dữ liệu khẳng định máy móc có thể vượt trội hơn con người. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN