Báo cáo của Allianz: COVID-19 đã tác động thế nào đến xu hướng khiếu nại, yêu cầu chi trả bảo hiểm trên thế giới?

JOHANNESBURG/LONDON/MUNICH/NEW YORK/PARIS/SAO PAULO/SINGAPORE- Media OutReach – Đại dịch COVID-19 là một trong những thảm họa gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong lịch sử đối với các công ty cũng như công ty bảo hiểm. Trong bối cảnh đó, các xu hướng yêu cầu bồi thường, chi trả bảo hiểm và mức độ rủi ro có thể phát triển trong cả trung và dài hạn do hậu quả của đại dịch.

Theo một báo cáo mới với tiêu đề  COVID-19 — Changing Claims Patterns (tạm dịch: COVID-19 – Thay đổi các hình thức khiếu nại, yêu cầu bồi thường) của Allianz Global Corporate & Specialty (AGCS), với việc giảm hoạt động kinh tế một cách đáng kể do áp dụng các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội, các yêu cầu bồi thường về tài sản và trách nhiệm pháp lý truyền thống đã được giảm bớt, đáng chú ý nhất là trong lĩnh vực hàng không và hàng hóa, nhưng cũng trong nhiều ngành khác có ít tai nạn hơn tại nơi làm việc, trên đường và trong không gian công cộng.

Ông Thomas Sepp, Giám đốc Bộ phận xử lý, giải quyết các khiếu nại của AGCS cho biết: “Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã làm giảm nguy cơ ở một số khu vực, đồng thời lại thay đổi và có nguy cơ ở những khu vực khác. Những thay đổi rộng lớn hơn trong xã hội và các ngành, lĩnh vực do đại dịch mang lại và tăng tốc có thể sẽ tác động lâu dài đến các mô hình yêu cầu bồi thường và xu hướng thua lỗ trong lĩnh vực bảo hiểm doanh nghiệp. Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào công nghệ, chuyển sang làm việc từ xa, giảm việc di chuyển bằng đường hàng không, mở rộng năng lượng xanh và cơ sở hạ tầng và suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng toàn cầu đều sẽ định hình xu hướng thua lỗ trong tương lai cho các công ty và công ty bảo hiểm của họ”.

Các ước tính là khác nhau, nhưng theo Công ty Lloyd’s, dự kiến trong năm 2020, ngành bảo hiểm có thể ​​sẽ phải trả các khoản bồi thường liên quan đến đại dịch COVID-19 lên tới 110 tỷ USD. Riêng AGCS đã dành khoảng 488 triệu euro (571 triệu USD) cho các yêu cầu, khiếu nại đòi chi trả bảo hiểm ​​liên quan đến COVID-19, đặc biệt là đối với việc hủy bỏ các sự kiện trực tiếp và gián đoạn sản xuất phim hoặc trong ngành giải trí.

Các dự kiến tăng và giảm

Ông Philipp Cremer, Trưởng bộ phận toàn cầu về giải quyết các khiếu nại của AGCS cho biết: “Chúng tôi đã thấy các yêu cầu bồi thường trong một số ngành kinh doanh, chẳng hạn như bảo hiểm giải trí tăng trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát và hoành hành, trong khi các khiếu nại về tài sản và trách nhiệm pháp lý truyền thống đã được giảm bớt trong thời gian áp dụng các biện pháp cách ly xã hội. Ở đây còn có khả năng xảy ra yêu cầu bồi thường khi các nhà máy và doanh nghiệp khởi động lại hoạt động sau thời gian dài buộc phải ngừng làm việc và đưa ra các mô hình phát triển dài hơn đối với các yêu cầu, khiếu nại của bên thứ ba về các trường hợp tổn thương”.

Các yêu cầu bảo hiểm liên quan đến các vụ tai nạn xe máy, trượt ngã hoặc chấn thương tại nơi làm việc có dấu hiệu giảm mạnh do nhiều người làm việc ở nhà hơn và trong bối cảnh nhiều cửa hàng, sân bay và doanh nghiệp tạm thời đóng cửa trong thời gian áp dụng các biện pháp cách ly xã hội trên khắp thế giới. AGCS cũng nhận thấy tác động tích cực đến việc giải quyết các khiếu nại của Mỹ từ việc đình chỉ các tòa án và xét xử. Một số nguyên đơn và bị đơn đã cởi mở hơn trong việc đàm phán dàn xếp ngoài tòa án, thay vì chọn chờ một thời gian dài cho đến khi vụ kiện của họ được lên lịch – một xu hướng cũng được nêu bật trong một ấn phẩm khác gần đây của AGCS có tựa đề AGCS publication on liability loss trends (tạm dịch: Ấn phẩm của AGCS về xu hướng tổn thất về trách nhiệm bảo hiểm). Nói chung, hoạt động yêu cầu bồi thường có khả năng tăng trở lại, sau khi hoạt động kinh tế được nối lại.

Báo cáo của AGCS xác định tác động của đại dịch đối với các xu hướng yêu cầu bồi thường trong các dòng bảo hiểm khác nhau và cách chúng có thể phát triển trong tương lai:

Giao dịch bất động sản / kinh doanh bị gián đoạn

Các khiếu nại về thiệt hại tài sản không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch COVID-19, song khi các dây chuyền sản xuất khởi động lại và tăng tốc, điều này có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ hư hỏng máy móc, thậm chí là cháy nổ.

Ông Raymond Hogendoorn, Trưởng bộ phận Short-Tail Claims (tạm dịch Giải quyết các khiếu nại trong thời gian ngắn) Toàn cầu của AGCS cho biết: “Việc khởi động lại nhà máy là một thử thách căng thẳng. Chúng tôi đã thấy một vài khiếu nại liên quan đến việc tăng tốc trong vài tháng qua – và có thể sẽ còn nhiều hơn nữa. Ngoài ra, với ít người có khả năng làm việc tại chỗ, việc kiểm tra và bảo trì có thể bị trì hoãn hoặc các sự cố mất mát như hỏa hoạn hoặc đường thoát nước có thể được phát hiện quá muộn, làm tăng mức độ nghiêm trọng của hư hỏng”.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra việc đóng cửa và gián đoạn kinh doanh trên toàn cầu – mà thường có thể không được bảo hiểm nếu không có thiệt hại vật chất. Tuy nhiên, đại dịch đã ảnh hưởng đến việc giải quyết các khiếu nại về gián đoạn kinh doanh tiêu chuẩn theo những cách khác nhau. Một mặt, các nhà máy ở chế độ ngừng hoạt động sẽ không tạo ra các yêu cầu lớn về gián đoạn kinh doanh, vì nhiều nhà sản xuất, khách hàng và nhà cung cấp của họ, hoặc phải đóng cửa hoặc phải thu hẹp quy mô sản xuất.

Khi một nhà cung cấp phụ tùng, chi tiết ô tô của Mỹ bị ảnh hưởng bởi một cơn lốc xoáy vào mùa xuân năm nay, thiệt hại do gián đoạn kinh doanh dẫn đến thấp hơn so với khi hoạt động bình thường. Ngược lại, các biện pháp ngăn chặn trong thời gian áp dụng các biện pháp cách ly xã hội có thể dẫn đến gián đoạn lâu hơn và tốn kém hơn, ví dụ như vụ cháy nổ tại một nhà máy hóa chất ở Hàn Quốc đã chứng minh.

Trong khi đó, các nhà sản xuất ở châu Á – Thái Bình Dương có cách ứng phó rất khác nhau trong hành trình vượt qua đại dịch COVID-19. Nhìn chung, Trung Quốc đang bắt đầu khởi động lại hoạt động của mình trong bối cảnh nhu cầu trong nước phục hồi, trong khi các thị trường khác như Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn đang giải quyết các vụ việc và các nhà máy vẫn đang áp dụng một loạt các biện pháp kiểm soát để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

Trách nhiệm và bảo hiểm đối với các giám đốc và đội ngũ quản lý

Cho đến nay, AGCS mới chỉ thấy một số khiếu nại về trách nhiệm pháp lý có liên quan đến đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, các yêu cầu về trách nhiệm pháp lý thường kéo dài với độ trễ trong báo cáo, vì vậy trách nhiệm pháp lý chung và yêu cầu bồi thường của người lao động liên quan đến COVID-19 có thể vẫn chưa thành hiện thực. Một số đợt bùng phát của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) có liên quan đến các môi trường có nguy cơ cao như phòng tập thể dục, sòng bạc, trung tâm dưỡng lão, tàu du lịch hoặc nhà máy chế biến thực phẩm / thịt…

Làn sóng vỡ nợ, cũng như kiện tụng theo sự kiện, có thể là những nguồn tiềm năng dẫn đến các khiếu nại của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Cho đến nay, chỉ có một số lượng tương đối nhỏ các vụ kiện tập thể chứng khoán liên quan đến COVID-19 xảy ra tại Mỹ, bao gồm cả các vụ kiện chống lại các hãng tàu du lịch bị ảnh hưởng nặng của COVID-19. Đại dịch có thể kích hoạt thêm các vụ kiện tụng chống lại các công ty và giám đốc và đội ngũ lãnh đạo của họ, nếu hội đồng quản trị nhận thấy không chuẩn bị đầy đủ cho đại dịch hoặc kéo dài thời gian thu nhập bị giảm.

Lĩnh vực hàng không

Cho đến nay, ngành hàng không có rất ít khiếu nại liên quan trực tiếp đến đại dịch. Trong một số ít thông báo trách nhiệm pháp lý, hành khách đã kiện các hãng hàng không về việc hủy chuyến hoặc gián đoạn chuyến bay. Tai nạn trượt và ngã tại các sân bay – theo truyền thống là một trong những nguyên nhân thường xuyên nhất của các yêu cầu chi trả bảo hiểm trong lĩnh vực hàng không – đã giảm với sự giảm mạnh của lưu lượng hàng không toàn cầu, chỉ riêng trong tháng 4/2020 đã giảm 94%, mức giảm kỷ lục so với tháng 4/2019.

Ông Joerg Ahrens, Giám đốc của Bộ phận Long-Tail Claims (tạm dịch: Giải quyết các khiếu nại trong thời gian dài) Toàn cầu của AGCS, cho biết: “Mặc dù một tỷ lệ lớn đội bay trên thế giới đã nằm dưới đất, không được khai thác, song điều này không có nghĩa không có nguy cơ bị tổn thất. Chẳng hạn, máy bay đậu dưới đất có thể bị thiệt hại do bão, lốc xoáy hoặc mưa đá. Ngoài ra, còn có những nguy cơ khác có thể dẫn đến các yêu cầu bồi thường bảo hiểm khá tốn kém”.

Theo ước tính của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (The International Air Transport Association – IATA), ngành hàng không ở châu Á – Thái Bình Dương, khu vực đầu tiên phải hứng chịu gánh nặng của đại dịch COVID-19, sẽ mất khoảng 29 tỷ USD vào năm 2020, chiếm hơn 1/3 trong tổng số 84 tỷ USD trên toàn cầu.

Các xu hướng khiếu nại, yêu cầu bồi thường bảo hiểm dài hạn

Đại dịch COVID-19 đang thúc đẩy nhiều xu hướng như ngày càng phụ thuộc vào công nghệ và nâng cao nhận thức về các lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp. Trong tương lai, dự kiến, nhiều doanh nghiệp ​​sẽ xem xét và giảm rủi ro chuỗi cung ứng của họ và xây dựng khả năng phục hồi hơn. Điều này có thể liên quan đến việc thuê lại một số khu vực sản xuất quan trọng vì sự gián đoạn do đại dịch gây ra. Một động thái như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến tần suất khiếu nại và chi phí của bất kỳ sự gián đoạn kinh doanh nào trong tương lai.

Trong khi đó, sự gia tăng của hình thức làm việc tại nhà có nghĩa là các công ty có thể có tài sản bất động sản thấp hơn và ít nhân viên tại chỗ hơn trong tương lai, nhưng sẽ có những thay đổi tương ứng về lương thưởng cho người lao động và rủi ro mạng. Trong thời kỳ bùng phát đại dịch, rủi ro mạng đã tăng cao, với các báo cáo về số lượng các cuộc tấn công xâm nhập email doanh nghiệp và ransomware ngày càng tăng. Tuy nhiên, cho đến nay, AGCS mới chỉ thấy một số lượng nhỏ các yêu cầu bồi thường bảo hiểm sự cố mất an ninh trên mạng có liên quan đến COVID-19.

Việc xử lý các yêu cầu bồi thường số hóa

Đại dịch COVID-19 cũng đã củng cố nhu cầu số hóa xử lý các khiếu nại. Hiện có thể kiểm tra và đánh giá yêu cầu từ xa đối với lốc xoáy, lũ lụt hoặc các tai nạn lớn trong ngành thông qua vệ tinh, thiết bị không người lái hoặc công nghệ chụp ảnh và các công cụ như MirrorMe.

Ông Philipp Cremer nhận định: “Chỉ một vài năm trước, các quy trình xử lý các khiếu nại, yêu cầu bồi thường bảo hiểm chủ yếu đều được thực hiện một cách thủ công và dựa trên giấy tờ và nhiều người không thể hình dung nổi có thể xử lý các việc này từ xa.Giờ đây, công nghệ số đóng một vai trò rất quan trọng. Nền tảng xử lý các khiếu nại, yêu cầu bồi thường bảo hiểm đều dựa trên đám mây của AGCS đã chứng minh khả năng mạnh trong suốt thời gian áp dụng các biện pháp cách ly xã hội. Điều này cùng với cách tiếp cận hợp tác mạnh mẽ từ khách hàng và nhà môi giới đã cho phép chúng tôi yêu cầu các nhóm xử lý gia tăng yêu cầu và cung cấp dịch vụ chuyên gia mà không bị gián đoạn khi làm việc từ xa”.

Thông tin về Allianz Global Corporate & Specialty (ACGS) SE

Allianz Global Corporate & Specialty (AGCS) SE là công ty bảo hiểm doanh nghiệp hàng đầu thế giới và là đơn vị kinh doanh chủ chốt của Tập đoàn Allianz. AGCS cung cấp dịch vụ tư vấn rủi ro, giải pháp bảo hiểm tài sản – thương vong, giải pháp chuyển rủi ro thay thế cho nhiều loại rủi ro thương mại, doanh nghiệp và đặc biệt trên 10 ngành kinh doanh chuyên dụng.

Khách hàng của AGCS rất đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh, từ các công ty trong danh sách Fortune Global 500 đến các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân. Trong số đó, không chỉ có các thương hiệu tiêu dùng lớn nhất thế giới, các công ty công nghệ và ngành hàng không và vận chuyển toàn cầu, mà còn có các nhà máy rượu, các nhà khai thác vệ tinh hay các nhà sản xuất phim Hollywood. Tất cả đều tìm đến AGCS để có những câu trả lời thông minh cho những rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất của họ trong một môi trường kinh doanh đa quốc gia năng động. Họ tin tưởng AGCS sẽ mang đến những trải nghiệm xử lý yêu cầu chi trả bảo hiểm một cách thỏa đáng.

AGCS hiện hoạt động tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,và thông qua mạng lưới của Allianz Group và các đối tác tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, sử dụng hơn 4.450 người. Là một trong những đơn vị bảo hiểm – thương vong lớn nhất của Allianz Group, AGCS được hỗ trợ bởi xếp hạng tài chính vững chắc và ổn định. Năm 2019, AGCS đã tạo ra tổng phí bảo hiểm tổng cộng 9,1 tỷ euro trên toàn cầu.

www.agcs.allianz.com

LinkedIn

Twitter: @AGCS_Insurance

Media OutReach Corporate News
Báo cáo năm 2020 của Allianz: 10 thách thức của đại dịch COVID-19 đối với ngành vận tải biển
Báo cáo năm 2020 của Allianz: 10 thách thức của đại dịch COVID-19 đối với ngành vận tải biển

SINGAPORE – Media OutReach – Theo báo cáo thường niên mới nhất của Allianz Global Corporate & Specialty SE (AGCS) có tiêu đề Safety & Shipping Review 2020 (tạm dịch: Đánh giá về an toàn và vận tải bằng đường biển năm 2020), trong năm 2019, vùng biển châu Á chứng kiến 1/3 số tàu lớn bị mất (chìm, lật…) trên biển so với tổng số tàu bị thiệt hại trên toàn cầu, ngay cả trong bối cảnh tổn thất vận chuyển lớn đang ở mức thấp kỷ lục, giảm hơn 20% so với năm 2018.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN