Thiết bị đào tạo tự làm đều được ứng dụng ngay trong thực tế

Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII năm 2022 được tổ chức tại trường Cao đẳng (CĐ) Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) mang đến nhiều thiết bị các thầy cô giáo tự làm, ứng dụng thiết thực trong giảng dạy.

Các thiết bị đăng ký dự hội thi tập trung ở 4 nhóm nghề: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, với 177 thiết bị, chiếm 46%; công nghệ kỹ thuật cơ khí 98 thiết bị, chiếm 26%; máy tính và công nghệ thông tin 30 thiết bị, chiếm 8%; tổng hợp 76 thiết bị, chiếm 20% (gồm thiết bị của các nghề: Y tế, xử lý nước thải; nuôi trồng thủy sản; thú y, kỹ thuật xây dựng; điêu khắc; du lịch, khách sạn, nhà hàng; sản xuất chế biến…

Hội thi diễn ra liên tục từ ngày 10 - 14/10/2022 tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức:

Chú thích ảnh
Mô hình điểu khiển và giám sát sản xuất ứng dụng công nghệ cao của trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội.
Chú thích ảnh
Mô hình phòng cháy chữa cháy trên tàu của Trường cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng.
Chú thích ảnh
Mô hình máy in 3D Trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama2.
Chú thích ảnh
Mô hình về xử lý nước thải của Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang.
Chú thích ảnh
Mô hình phần mềm hỗ trợ dạy và học trên hệ thống mạng máy tính của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore đến từ Bình Dương.
Chú thích ảnh
Mô hình mạch điện chiếu sáng căn hộ bằng tay và thiết bị tự động của trường Trường trung cấp nghề Cao Bằng.
Chú thích ảnh
Mô hình xe điện của Trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chú thích ảnh
Mô hình thực hành lắp đặt mạch điện dân dụng và công nghiệp Trường trung cấp dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên.
Chú thích ảnh
Mô hình an toàn hệ thống mạng Trường Trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội.
Chú thích ảnh
Mô hình Bộ thiết bị đào tạo lập trình IoT của trường Cao đặng điện lực miền trung.
Chú thích ảnh
Mô hình côn trùng hại và thiên địch trên tuộng lúa của Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp.

Theo ban tổ chức, tác giả/nhóm tác giả dự thi đều là những nhà giáo có kỹ năng nghề cao và đã từng thiết kế, chế tạo thành công những sản phẩm đạt chất lượng cao và đang áp dụng cho công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Ông Nguyễn Ngọc Tám, Vụ trưởng Vụ Cơ sở vật chất - Thiết bị (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hội) cho biết, điểm khác biệt của các thiết bị này đó là đều được ứng dụng trong thực tế. Vì là các thiết bị tự làm để đáp ứng việc giảng dạy nên gần như sử dụng 100% tất cả các tính năng, công suất. Đây là những sản phẩm được chế tạo xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn giảng dạy tại các cơ sở GDNN nên rất thiết thực, góp phần tiết kiệm chi phí cũng như phục vụ hiệu quả cho quá trình dạy và học", ông Nguyễn Ngọc Tám cho biết.

Hội thi là cơ hội để đội ngũ cán bộ, nhà giáo, học sinh và sinh viên phát huy tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo trong việc chế tạo nên các thiết bị đào tạo có chất lượng phù hợp với chương trình đào tạo, sát với thực tế sản xuất để ứng dụng vào dạy và học, đồng thời tiết kiệm kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị.

Chùm ảnh, clip: XM/Báo Tin tức
Hơn 2.000 sản phẩm OCOP gắn với văn hoá đồng bằng sông Hồng quy tụ tại Hà Nội
Hơn 2.000 sản phẩm OCOP gắn với văn hoá đồng bằng sông Hồng quy tụ tại Hà Nội

Ngày 7/10, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Hoài Đức đã tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Sự kiện diễn ra trong 5 ngày từ 7/10 đến 11/10 tại khu đô thị mới Bắc An Khánh, huyện Hoài Đức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN