Định giá tài sản, giám định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2018/NĐ-CP, trong đó quy định cụ thể việc định giá tài sản, giám định thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Nghị định hướng dẫn, việc định giá tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau: Không xác định được giá thị trường theo quy định tại các khoản 1 và 4 Điều 3 Nghị định 68/2018/NĐ-CP; không có tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng với tài sản bị thiệt hại trên thị trường tại thời điểm tiến hành xác minh thiệt hại; có sự thay đổi về hiện trạng của tài sản bị thiệt hại tại thời điểm xác minh thiệt hại so với ngày phát sinh thiệt hại thực tế, dẫn đến làm thay đổi tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng của tài sản.

Theo Nghị định trên, việc giám định thiệt hại được thực hiện trong các trường hợp sau: Có sự không thống nhất giữa người yêu cầu bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường về mức độ hư hỏng của tài sản hoặc tính chất, tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản hoặc phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; chưa có kết quả giám định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về mức độ sức khỏe bị tổn hại để làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Về chi phí định giá tài sản, giám định thiệt hại, Nghị định quy định trong quá trình xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định những trường hợp cần định giá tài sản, giám định thiệt hại và đề xuất Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại.

Trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại đủ căn cứ theo quy định và còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường hoàn thành việc cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại.

Trên cơ sở kinh phí đã cấp cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm bổ sung kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường. Trường hợp không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí để định giá tài sản, giám định thiệt hại.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường. Trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường hoàn thành việc cấp kinh phí định giá tài sản, giám định thiệt hại.

TTXVN/Báo Tin tức
Phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đoạn Cao Bồ - Mai Sơn
Phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đoạn Cao Bồ - Mai Sơn

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, tỉnh Nam Định và Ninh Bình thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN