Làm rõ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV, sáng 31/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận Dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi).

Trao đổi với phóng viên Báo Tin tức bên hành lang Quốc hội, đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) đã làm rõ hơn trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với những người bị oan sai.

Đại biểu Quốc hội, Hồ Văn Năm (Đồng Nai) trao đổi với phóng viên Báo Tin Tức.

Theo đại biểu Hồ Văn Năm, Dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết của các đại biểu Quốc hội. Nhiều ý kiến, quan điểm bày tỏ sự đồng tình về việc Nhà nước phải bồi thường đối với những người bị thiệt hại do án oan, sai để bảo vệ quyền hợp pháp của công dân.


Khi được hỏi, vậy để xảy ra những trường hợp bị oan, sai, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường và quy định đó được thực hiện như thế nào? Đại biểu Hồ Văn Năm cho rằng: Trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định rất rõ về vấn đề này, nhất là việc bồi thường trong tố tụng hình sự, đặc biệt quy định rõ từng cơ quan, từng cá nhân phải có trách nhiệm bồi thường.


Theo đại biểu Hồ Văn Năm, các cơ quan nhà nước như Công an, Viện kiểm sát phải có trách nhiệm ở từng giai đoạn cụ thể:


Trước tiên, khi Công an có lệnh bắt khẩn cấp với một ai đó, nhưng sau đó phát hiện ra việc cơ quan điều tra bắt không đúng người thì cơ quan điều tra phải bồi thường. Tiếp đến là trách nhiệm của Viện kiểm sát. "Ở đây chúng ta phải xác định rõ quyết định tạm giam, gia hạn tạm giam, Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định bắt tạm giam mà sai thì Viện kiểm sát phải bồi thường"- ông Hồ Văn Năm nói.


Cơ quan tòa án là cơ quan xét xử, sau khi tòa sơ thẩm xét xử kết tội nhưng đến tòa phúc thẩm xác định không có tội thì tòa sơ thẩm phải bồi thường. Nếu có đơn kháng cáo, tòa phúc thẩm tiếp tục xử y án như tòa sơ thẩm, nhưng sau đó tòa giám đốc thẩm, tái thẩm xét xử lại mà kết luận bị cáo không có tội thì tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm phải bồi thường.


Đại biểu Hồ Văn Năm khẳng định: Việc quy định trách nhiệm rõ ràng của từng cơ quan Nhà nước như vậy sẽ bảo đảm quyền lợi của người dân khi bị oan sai. Đây cũng là căn cứ để tránh việc đùn đẩy, né tránh của các cơ quan có trách nhiệm bồi thường.


V.Tôn/Báo Tin Tức
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV: Phân rõ trách nhiệm cho từng đơn vị vay vốn
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV: Phân rõ trách nhiệm cho từng đơn vị vay vốn

Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), đa số các đại biểu cho rằng, cần phải phân rõ trách nhiệm cho từng đơn vị trong việc vay vốn. Phóng viên TTXVN đã ghi lại những ý kiến của các đại biểu xung quanh vấn đề này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN