Trong khi đó Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+ tiếp tục cố gắng để tăng sản lượng.
Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 87 xu Mỹ (1,0%) lên 88,76 USD/thùng vào lúc 8 giờ sáng (giờ Việt Nam) sau khi giảm 0,6% vào ngày 21/1. Tương tự, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn cũng tăng 86 xu Mỹ (1,0%) lên 86,00 USD/thùng, sau khi giảm 0,5% vào ngày 21/1.
Cả hai loại dầu thô đều tăng tuần thứ năm liên tiếp trong tuần trước, tăng khoảng 2% lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Giá dầu đã tăng hơn 10% từ đầu năm đến nay do lo ngại về nguồn cung thắt chặt.
Kazuhiko Saito, nhà phân tích hàng đầu của trung tâm Fujitomi Securities Co Ltd, cho biết, các nhà đầu tư vẫn lạc quan do rủi ro địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng như ở Trung Đông trong khi OPEC+ tiếp tục không đạt được mục tiêu tăng sản lượng. Ông cũng cho biết kỳ vọng về nhu cầu dầu sưởi ấm gia tăng ở Mỹ trong bối cảnh thời tiết lạnh giá cũng hỗ trợ giá dầu.
OPEC+ đang chật vật để đạt được mục tiêu tăng sản lượng hàng tháng là 400.000 thùng/ngày. Tại Mỹ dự trữ dầu tiếp tục giảm trong tháng trước, trong khi các công ty năng lượng cắt giảm giàn khoan dầu trong tuần này lần đầu tiên sau 13 tuần. Các nhà phân tích kỳ vọng thời tiết lạnh giá sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu sưởi ấm trong vài tuần tới.