Giá dầu châu Á ít thay đổi trong phiên chiều 30/9

Giá dầu châu Á gần như không thay đổi trong phiên chiều 30/9, mặc dù hướng tới tuần tăng đầu tiên trong 5 tuần.

Chú thích ảnh
Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Khartoum, Sudan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Nguyên nhân là do đồng USD yếu và khả năng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối gồm Nga (OPEC+) có thể đồng ý cắt giảm sản lượng trong cuộc họp vào ngày 5/10 tới.

Giá dầu Brent giao tháng 11/2022 giảm 13 xu Mỹ (0,15%) xuống 88,36 USD/thùng sau khi giảm 83 xu Mỹ trong phiên trước. Hợp đồng giao tháng 12/2022 tăng 7 xu Mỹ (0,1%) lên 87,25 USD/thùng.

Tuy nhiên, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 11/2022 lại tăng 5 xu Mỹ (0,06%) lên 81,28 USD/thùng, sau khi giảm 92 xu Mỹ trong phiên trước.

Nhà phân tích cấp cao Edward Moya của trung tâm OANDA cho biết: “Triển vọng nhu cầu dầu thô xấu đi sẽ không cho phép giá dầu phục hồi cho đến khi các nhà giao dịch tin tưởng rằng OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng tại cuộc họp ngày 5/10”.

Các nhà phân tích cho biết thị trường dường như đã tìm được mức sàn, với nguồn cung thắt chặt do Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu dầu của Nga từ ngày 5/12 tới. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là nhu cầu sẽ giảm bao nhiêu khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do lãi suất tăng mạnh.

Vân Anh/TTXVN (Theo Reuters)
Iraq: Dự trữ ngoại hối cao nhất trong 75 năm nhờ giá dầu tăng
Iraq: Dự trữ ngoại hối cao nhất trong 75 năm nhờ giá dầu tăng

Ngày 29/9, hãng thông tấn INA của Iraq cho biết dự trữ ngoại hối của nước này đã vượt qua 87 tỷ USD, mức cao nhất mà Ngân hàng Trung ương Iraq (ICB) ghi nhận kể từ khi thành lập vào năm 1947.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN