Black Friday 2019: Quảng cáo rầm rộ, mua bán đìu hiu

Tại Việt Nam và trên thế giới, Black Friday diễn ra vào ngày 29/11. Đỉnh điểm của hoạt động mua sắm là từ 10 giờ sáng và kéo dài đến quá trưa. Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên trong ngày “Thứ Sáu đen” năm nay, lượng khách hàng mua sắm giảm nhiều so với mọi năm.

 

Chú thích ảnh
Một quảng cáo mua sắm từ website bán hàng online tại Việt Nam.

Năm nay, không chỉ các trung tâm thương mại điện tử tổ chức ngày Black Friday,  mà ngay cả các cửa hàng nhỏ, với các mặt hàng như quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang... cùng tham gia khá nhiệt tình.

Từ nhiều ngày trước, nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang trên các tuyến phố Hà Nội đã treo biển “Sale Off”, “UP TO”, “Discount”… từ 50% các mặt hàng, có nơi giảm tới 70%, 90%.

Rầm rộ như vậy, nhưng vào đúng “Ngày thứ Sáu đen”, lượng khách đến mua sắm vẫn ảm đảm, thậm chí không tăng so với ngày thường.

Tại các siêu thị điện máy, trung tâm thương mại cũng không mấy khả quan, không có sự tăng đột biến về lượng người mua sắm. 

Còn tại nhiều điểm bán hàng truyền thống và online, các chủ cửa hàng cho biết, mặt hàng mà người mua sắm vào ngày thứ Sáu đen chủ yếu là quần áo, giày dép, đồ điện tử, điện gia dụng, thực phẩm và quà tặng cho người thân.

Chị Lý Lan Phương, quận Cầu Giấy, Hà Nội là nhân viên văn phòng cho rằng mình không còn hào hứng mua sắm tại các siêu thị vào ngày thứ Sáu đen như trước đây. Một phần vì mất thời gian đi lại, mức giá đưa ra không như quảng cáo. Ngoài ra vì hệ thống bán hàng online tiện dụng, thậm chí có thể “săn” hàng từ nước ngoài chuyển về Việt Nam nên, chị Phương không quan tâm lắm đến Black Friday.

Chị Lan Phương cho biết: Biển quảng cáo là “Sale 70%”, nhưng khi vào xem hàng thì “Sale” chỉ toàn mẫu cũ, nhiều mẫu mới vẫn không được giảm giá.

Nhiều khách hàng cho rằng, không phải cứ muốn mua hàng giảm giá là được, vì cửa hàng ràng buộc điều kiện như để mua được hàng có giá “Sale” phải mua kèm một vài mặt hàng khác, hoặc chỉ “Sale” cho 50 khách đầu tiên…

Chị Lan Phương khẳng định, nhiều khi không phải vấn đề về mức giá mà còn là chất lượng sản phẩm. Cho nên chị đã chuyển sang mua online thay vì đến các cửa hàng truyền thống.

Ở Việt Nam, sự kiện Black Friday bắt đầu thu hút người tiêu dùng từ năm 2013 và sự kiện này càng ngày càng phát triển. Nhưng xu hướng người tiêu dùng đã chuyển sang mua sắm online nhiều hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên báo Tin tức ghi lại nhân ngày Black Friday:

Chú thích ảnh
Nhiều cửa hàng trưng biển giảm giá tới 70%. 
Chú thích ảnh
Quảng cáo khá rầm rộ cho ngày Black Friday.
Chú thích ảnh
Xu hướng hiện nay là người dân mua sắm online nhiều, nên cửa hàng rất vắng khách.
Chú thích ảnh
Các mặt hàng thời trang giảm giá mạnh.
Chú thích ảnh
Người dân thăm quan là chủ yếu.
Chú thích ảnh
Một điểm quảng cáo cho ngày Black Friday. 
Chú thích ảnh
Khách hàng nhận quà tặng nhân ngày Black Friday khi mua sắm tại một trung tâm thương mại.
Chú thích ảnh
Nhiều Trung tâm thương mại, mặt hàng may mặc vẫn vắng khách trong ngày Black Friday.

 

Tin, ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Cẩn trọng khi mua hàng giảm giá ngày Black Friday
Cẩn trọng khi mua hàng giảm giá ngày Black Friday

Black Friday là ngày hội mua sắm lớn nhất năm ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Dịp này, rất nhiều nhãn hàng đưa ra các chiến dịch giảm giá "sốc" để kích thích tiêu dùng. Nhưng nhiều người đặt câu hỏi, liệu các mặt hàng có thực sự giảm giá như công bố và chất lượng sản phẩm có thể yên tâm?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN