Đổi mới quản lý, bảo vệ người tiêu dùng để ‘hút’ phi tiền mặt

Theo ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), thói quen dùng tiền mặt phổ biến của người dân nhìn chung đã giảm nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử. 

Chú thích ảnh
ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: H.Minh.

“Trong bối cảnh các dịch vụ, giao dịch online trở nên phổ biến thì tội phạm, gian lận trong thanh toán điện tử cũng đâng có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, một số người tiêu dùng còn e dè tiếp cận với công nghệ, phương tiện thanh toán mới do lo ngại an ninh, an toàn trong thanh toán”, ông Lê Anh Dũng nói.

Trước tình hình này, ông Lê Anh Dũng cho hay: NHNN đã chỉ đạo hoạt động thanh toán thời gian tới theo nguyên tắc “lấy khách hàng làm trọng tâm” để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh, lấy ứng dụng công nghệ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0. Phía NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành nhằm hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thanh toán điện tử, đặc biệt là khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101 về TTKDTM; vận hành hệ thống bù trừ điện tử (ACH) thế hệ mới, đóng vai trò là nền tảng thanh toán số với hướng tiếp cận mở và đảm bảo kết nối liên thông.

NHNH tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại hoàn tất việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam theo tiêu chuẩn thẻ chip nội địa để tăng tính bảo mật; triển khai tiêu chuẩn cơ sở QR Code (mã phản hồi nhanh) rộng khắp; khẩn trương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014 về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trong đó có quy định hướng dẫn mở tài khoản thanh toán cá nhân bằng phương thức điện tử (e-KYC), cho phép người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa dễ dàng mở tài khoản, tiếp cận dịch vụ thanh toán qua kênh số.

Theo NHNN, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN trong 6 tháng đầu năm 2020 đã xử lý khoảng 69,2 triệu giao dịch, với giá trị xấp xỉ 50 triệu tỷ đồng, tăng 14,9% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử đã xử lý gần 498 triệu giao dịch đạt giá trị 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 72,4% về số lượng và tăng 102,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Hệ thống ATM, POS tiếp tục hoạt động ổn định, được các ngân hàng quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến cuối tháng 6/2020, Việt Nam có hơn 19.570 ATM  và 266.310 POS (tăng tương ứng 4,4% và 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái). 

Đến nay, đã có 75 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (TCCƯDVTT) triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 TCCƯDVTT thực hiện qua điện thoại di động (ĐTDĐ). Trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượng giao dịch qua kênh Internet là hơn 200 triệu giao dịch, với giá trị khoảng 12,9 triệu tỷ đồng (tăng 36% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái); số lượng giao dịch qua kênh ĐTDĐ đạt hơn 472 triệu giao dịch, với giá trị khoảng 4,9 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 178% và 177% so cùng kỳ năm ngoái).

 

Minh Phương/Báo Tin tức
Hoàn thiện khung pháp lý, tháo điểm nghẽn để tăng thanh toán online
Hoàn thiện khung pháp lý, tháo điểm nghẽn để tăng thanh toán online

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thời gian qua, điểm nghẽn được nhận thấy là các bộ, ngành chưa có cơ sở dữ liệu tập trung để ngân hàng có thể kết nối vào làm dịch vụ thanh toán không tiền mặt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN