Doanh nghiệp đường sắt được giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng từ nay đến hết năm do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lãnh đạo VNR yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành có các giải pháp kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh. Ảnh: TTXVN.

Theo Thông tư số 12/2021/TT-BTC mới nhất của Bộ Tài chính, mức thu, khai, nộp phí của doanh nghiệp sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được giảm 50% phí hiện hành, nhằm hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cụ thể: Mức phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được Bộ Tài chính đề xuất giảm về mức 4% trên doanh thu kinh doanh vận tải đường sắt so với hiện hành (quy định tại Thông tư số 295/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 là 8%).

Cũng theo Thông tư 12/2021/TT-BTC, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện kê khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; nộp 100% số tiền phí vào ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương) theo chương, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

Chịu khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng, ngành đường sắt Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID-19. Thực tế này khiến người lao động thiếu việc làm, phải nghỉ luân phiên không hưởng lương từ 5 đến 13 ngày công một tháng, làm thu nhập cho người lao động giảm nhiều so với cùng kỳ.

Theo Tổng công ty Ðường sắt Việt Nam (VNR), trước thời điểm dịch bùng phát, vé tàu Tết đã rơi vào tình trạng ế ẩm. Dịch COVID-19 đã và đang tác động quá lớn và làm tiêu tan sự kỳ vọng năm 2020 ngành đường sắt sẽ bình ổn về sản lượng khách và hàng hóa sau từ 2 - 3 năm tái cơ cấu, điều chỉnh sản phẩm, phân khúc khách hàng.

Minh Phương/Báo Tin tức
Đường sắt hành động để cạnh tranh với các loại hình vận tải
Đường sắt hành động để cạnh tranh với các loại hình vận tải

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) kết thúc năm sản xuất kinh doanh 2020 với mức lỗ hơn 1.300 tỷ đồng, mức lương người lao động giảm 14% và đang tiếp tục đứng trước nguy cơ "bốc hơi" 3.200 tỷ đồng vốn chủ sở hữu khi đối mặt với đợt dịch COVID-19 lần 3, trong khi ngành vẫn yếu thế nếu cạnh tranh với các loại hình vận tải khác. Thực tế này đòi hỏi VNR phải hành động ngay để không bị thụt lùi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN