Vụ vỡ sông băng tại Ấn Độ cho thấy áp lực đối với các dòng sông châu Á

Các chuyên gia cảnh báo rằng vụ vỡ sông băng gây lũ quét khiến nhiều người thiệt mạng và ảnh hưởng tới 2 đập thủy điện tại Himalaya (Ấn Độ) ngày 7/2 có thể tái diễn tại châu Á vốn chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Chú thích ảnh
Nhân viên cứu hộ tại hiện trường vụ lũ quét do vỡ sông băng ở Himalaya. Ảnh: AFP

Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết châu Á là nơi sở hữu những con sông lớn nhất trên thế giới, từ sông Hằng, sông Ấn (Ấn Độ) đến sông Dương Tử (Trung Quốc) và sông Mekong.

Những dòng sông này là nguồn sống của người nông dân, ngư dân địa phương và cung cấp nước uống cho hàng tỷ người. Tuy nhiên trong những năm gần đây các con sông này phải chịu áp lực không nhỏ.

Nhiệt độ gia tăng khiến băng tan nhiều hơn, gây rủi ro nguồn cung nước và tăng nguy cơ xảy ra lở đất, lũ lụt. Các nhà khoa học còn chỉ trích việc xây dựng thủy điện và ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái các dòng sông.

Thảm họa vỡ sông băng tại bang Uttarakhand (Ấn Độ) ngày 7/2 đã khiến hàng chục người thiệt mạng và trên 170 người mất tích. Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến băng lở dẫn đến vụ tai nạn. Tuy nhiên, có nghi ngờ rằng các dự án đập thủy điện đang được thi công tại khu vực vốn có nhiều hoạt động địa chấn này là tác nhân chính.

Ông Himanshu Thakkar tại Mạng lưới đập, sông và con người Nam Á đánh giá: “Việc lên kế hoạch cẩn thận, đánh giá địa chất và ảnh hưởng đã không được thực hiện tại đây”.

Ngoài ra, ông Benjamin P. Horton tại Viện Quan sát Trái Đất ở Singapore nhận định: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với Himalaya là có thật”. Cũng theo ông Horton, băng tan tại Himalaya khiến người dân địa phương gặp khó khăn trong việc khai thác nước sinh hoạt và dành cho nông nghiệp.

Chú thích ảnh
Đập thủy điện lớn nhất Trung Quốc - đập Tam Hiệp - vốn nằm trên sông Dương Tử. Ảnh: AFP

Tại Trung Quốc, tình trạng ngập lụt tại một số con sông lớn cũng ngày càng tồi tệ hơn. Năm 2020, trận lụt tại sông Dương Tử đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn ngôi nhà bị ngập trong nước. Nhiều nhà môi trường học đánh giá thảm họa thiên nhiên này là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.

Trung Quốc đã đầu tư mạnh tay cho các đập thủy điện. Nhưng giới chức địa phương khẳng định các công trình này giúp giảm thiểu ngập lụt thay vì gây trầm trọng hơn tình trạng này.

Hà Linh/Báo Tin tức
Thảm họa vỡ sông băng ở Himalaya báo động về thủy điện ở Ấn Độ
Thảm họa vỡ sông băng ở Himalaya báo động về thủy điện ở Ấn Độ

Thảm họa vỡ sông băng trên núi Himalaya đã khiến chính phủ Ấn Độ hứng chịu chỉ trích khi xây dựng đập thủy điện quá gần các sông băng vào thời điểm khu vực này rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN