Việt Nam tham dự Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế tại Indonesia

Trong khuôn khổ nỗ lực hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh hướng tới nâng tầm lực lượng hải quân lên đẳng cấp thế giới, đồng thời thúc đẩy hợp tác trên quy mô khu vực và toàn cầu, Hải quân Indonesia (TNI AL) đã tổ chức Hội nghị chuyên đề An ninh hàng hải quốc tế tại thủ đô Jakarta trong các ngày 10-11/12.

Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusginatoro, Tư lệnh Hải quân Indonesia, Tư lệnh hải quân nhiều nước, trong đó có Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Hải quân Mỹ Jonathan W.Greenert và khoảng 350 đại biểu và khách mời là các nhà lãnh đạo lực lượng hải quân, các nhà nghiên cứu, phân tích tại các viện nghiên cứu chính sách quốc và chiến lược đến từ các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), các nước thuộc nhóm Hội nghị chuyên đề Hải quân Ấn Độ dương (IONS) và Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình dương (WPNS), trong đó có Mỹ và Hà Lan.


Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của an ninh môi trường hàng hải như một động lực quyết định cho sự tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo đảm bảo an ninh hàng hải, trong đó có cả khu vực Biển Đông.


Đô đốc Marsetio cho biết Hội nghị sẽ có ảnh hưởng đến việc đánh giá chiến lược của TNI AL ở cấp khu vực cũng như và quốc tế khi Indonesia có tham vọng mạnh mẽ xây dựng TNI AL thành một lực lượng hải quân ngang bằng với lực lượng hải quân của các nước phát triển.


Chủ trì Hội nghị có chủ đề “ Chiến lược hợp tác và Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức hàng hải”, Chuẩn Đô đốc A.Octavio, Tư lệnh Hạm đội miền Tây của Hải quân Indonesia đã khẳng định vị trí địa chiến lược của Đông Nam Á khi kết nối các quốc gia nằm dọc theo Ấn Độ dương và Thái Bình dương, vai trò của biển và đại dương ngày càng trở nên sống còn hơn đối với các quốc gia ven biển nói riêng và thế giới nói chung trong bối cảnh toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế khu vực cùng với sự gia tăng dân số dẫn đến gia tăng nhu cầu về các nguồn tài nguyên tự nhiên.


Chuẩn Đô đốc Octavio cho biết, để phòng ngừa tranh chấp, xung đột, duy trì quyền và lợi ích bình đẳng về các nguồn tài nguyên biển cũng như chủ quyền lãnh thổ trên biển mà thế giới đã nhất trí nhiều thỏa thuận và văn bản mang tính pháp lý ở cấp quốc tế như Công ước về Luật Biển của Liên Hợp quốc năm 1982 (UNCLOS) , An toàn cuộc sống trên biển (SOLAS), Công ước về hành vi bất hợp pháp chống lại An toàn hàng hải (Công ước SUA), và ở cấp khu vực như Bộ quy tắc về va chạm không báo trước trên biển (CUES) đã được WPNS nhất trí, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) của ASEAN và Trung Quốc, và Cộng đồng ASEAN 2015.


Chuẩn Đô đốc Octavio lưu ý đến các thách thức của khu vực xuất phát từ việc các quốc gia Ấn Độ dương và Thái Bình dương luôn có xu hướng phải đối mặt với các thảm họa thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ, lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất. đã nhấn mạnh rằng sự hợp tác trong cứu trợ cứu nạn, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai và biến đổi khí hậu là đòi hỏi cấp thiết của các quốc gia nói chung và lực lượng hải quân các nước nói riêng.


Trong hai ngày làm việc, Hội nghị sẽ nghe tham luận của nhiều nhà lãnh đạo lực lượng hải quân các nước, trong đó có Tư lệnh Hải quân Singapore về các thách thức về an ninh hàng hải ở Đông Nam Á, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Malaysia về vai trò của hải quân Malaysia trong thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải toàn cầu ở Đông Nam Á và nâng cao nhân thức về hàng hải, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc về vai trò và sự đóng góp của hải quân Trung Quốc trong các vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông, hay Tư lệnh hải quân Iran về các nhân tố then chốt trong thiết lập an ninh hàng hải… cũng như của nhiều nhà nghiên cứu Indonesia và quốc tế, tập trung đề cập tới các vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải và tăng cường hợp tác an ninh hàng hải khu vực và quốc tễ, trong đó có việc duy trì an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông. Hội nghị sẽ kết thúc ngày 11/12.



Việt Tú

Indonesia sẽ mua tàu ngầm của Nga
Indonesia sẽ mua tàu ngầm của Nga

Indonesia hiện đang đàm phán với Nga mua một số tàu ngầm lớp Kilo nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của đất nước trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa quân đội và chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống gia tăng các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong khu vực trong tương lai.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN